Sử dụng thiết bị đuôi tàu: Hiệu quả nhưng còn khó khăn

Thứ ba, 05/06/2012 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Theo số liệu thống kê, đến nay toàn LHSKĐS đã thực hiện được 6.289 cơ báo lái tàu kiêm nhiệm vụ trưởng tàu, như vậy đã tiết kiệm (không sử dụng) 6.289 lượt trưởng tàu hàng, giảm chi phí tiền lương, trả công cho trưởng tàu, giảm nhân công gián tiếp bổ trợ phục vụ trưởng tàu (bố trí nhân lực, cắt ban, cung cấp dụng cụ, lưu trú), giảm chi phí sửa chữa các cấp, phụ tùng thay thế...
Sau hơn một năm triển khai thực hiện khai thác sử dụng thiết bị đuôi tàu (TBĐT), Liên hiệp Sức kéo ĐS (LHSKĐS) đã đạt được kết quả tốt.

Hiệu quả
Theo số liệu thống kê, đến nay toàn LHSKĐS đã thực hiện được 6.289 cơ báo lái tàu kiêm nhiệm vụ trưởng tàu, như vậy đã tiết kiệm (không sử dụng) 6.289 lượt trưởng tàu hàng, giảm chi phí tiền lương, trả công cho trưởng tàu, giảm nhân công gián tiếp bổ trợ phục vụ trưởng tàu (bố trí nhân lực, cắt ban, cung cấp dụng cụ, lưu trú), giảm chi phí sửa chữa các cấp, phụ tùng thay thế... cho số lượng toa xe trưởng tàu và Tấn.km tổng trọng được thêm: 2.815.891 km x B/q 1 xe trưởng tàu 20T = 56.317.820 Tkm tổng trọng.
Lượng nhiên liệu tiết kiệm được 56.317.820 Tkm x 42.5 Kg/VTKm/0.85 = 281,589 lít nhiên liệu. Tiền nhiên liệu tiết kiệm được:  281,589 lít nhiên liệu x 19.000đ = 5 tỷ 350 triệu 192 ngàn 900 đồng.
Như vậy, có thể khẳng định, chủ trương của lãnh đạo ĐSVN về việc đưa TBĐT vào khai thác là hoàn toàn đúng đắn, đem lại lợi ích to lớn cho ngành nói chung và lực lượng công nhân lái tàu của các XNĐM (tăng thu nhập đáng kể). Giải quyết được khó khăn cho ngành trong việc thiếu xe trưởng tàu phục vụ chạy tầu.

Một số khó khăn

Theo số liệu thống kê của LHSKĐS, với đoàn tàu hàng sử dụng TBĐT, tốc độ kỹ thuật (Vkt) thực tế bình quân trên tuyến phía Tây là 24.09 km/giờ; tuyến phía Bắc: 24.33 km/giờ; tuyến Yên Viên - Hải Phòng: 25.59 km/giờ; tuyến Yên Viên - Lưu Xá: 24.52 km/giờ. Tốc độ lữ hành (Vlữ) thực tế bình quân trên tuyến ĐS phía Tây chỉ đạt 14.70 km/giờ; tuyến phía Bắc: 18.13 km/giờ; Yên Viên - Hải Phòng: 18.45 km/giờ; Yên Viên - Lưu Xá: 17.57 km/giờ.

Từ thực tế trên cho thấy, việc mất thiết bị, phụ tùng toa xe (TX), hàng hóa (HH) đang có chiều hướng gia tăng có nguyên nhân do tàu hàng tốc độ chậm (Vkt, Vlữ thấp), đoàn xe dài, dừng đỗ (tránh vượt, cắt lấy xe...) nhiều, lại chạy qua nhiều khu vực hẻo lánh, đèo dốc, thưa dân cư... Đây chính là những yếu tố bất lợi trong công tác trông coi, bảo vệ thiết bị TX, HH của lái tàu, phụ lái tàu. Kẻ gian cũng thường lợi dụng những yếu tố này để đu bám, nhảy tàu nhằm mục đích lấy trộm HH, thiết bị TX...
Mặt khác, theo phản ánh của một số lái tàu, một số ga lập tàu còn bố trí TX cuối cùng của đoàn tàu (toa xe lắp TBĐT) là TX hàng cắt lại dọc đường, trong khi đó thành phần đoàn xe có nhiều TX đi suốt đến ga giải thể đoàn tàu, do vậy đã gây không ít khó khăn cho lái tàu, vì phải tháo lắp, mang vác MCĐT (hơn 10 kg/bộ) nhiều lần...
Do các đoàn tàu sử dụng TBĐT chỉ có 2 nhân viên ban lái máy (không có trưởng tàu), nên khi xảy ra tai nạn về người (tàu va, cán, gạt người) ngoài khu gian, việc áp dụng Thông tư 15/2009/TT-BGTVT "Quy định về việc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông ĐS" của Bộ GTVT rất khó thực hiện (tổ chức đưa người bị thương đi cấp cứu, bảo quản tài sản, tư trang...). Công tác trông coi, bảo vệ thiết bị TX hàng trong đoàn tàu hiện gặp rất nhiều khó khăn do nhân lực mỏng, đoàn xe dài, tình trạng lấy cắp vật tư, phụ tùng, thiết bị toa xe hàng vẫn gia tăng. Tình trạng ném đất, đá lên ĐM và  TBĐT vẫn xảy ra, nhất là trên tuyến ĐS phía Tây. Thời gian lữ hành của một số đoàn tàu sử dụng TBĐT dài, dẫn đến quá thời gian lao động của ban lái máy (trên 12 giờ), do cắt móc, đỗ tránh, nhường đường tàu khách... nhiều, gây mệt mỏi cho lái tàu, phụ lái tàu, đe dọa ATCT... Một số toa xe không thể lắp được TBĐT do đường kính của cần giật đầu đấm lớn hơn góc mở tối đa của bộ gá lắp TBĐT (tập trung vào chủng loại toa N). Một số TX khi lắp TBĐT vào toa xe bị thấp nên TBĐT rất dễ bị va đập vào nền ĐS, gây hư hỏng thiết bị. Có TX cần giật đầu đấm bị cong, vặn, không thể lắp được MCĐT; chỗ có thể lắp được MCĐT thì lại quá thấp (so với mặt ray) nên thiết bị dễ bị va đập vào nền ĐS, làm vỡ, hư hỏng thiết bị...

Kiến nghị
Để nâng cao tinh thần trách nhiệm, giảm bớt khó khăn cho ban lái tàu, đề nghị ĐSVN nâng đơn giá tiền lương cơ báo chạy tàu T1. Với đơn giá tiền lương (hiện vẫn đang tạm giao) khi lái tàu phụ trách đoàn tàu hàng sử dụng TBĐT (không có trưởng tàu hàng) 223 ngàn 584 đồng/cơ báo là chưa phù hợp. 
Qua một năm sử dụng, đến nay một số phụ kiện của các bộ TBĐT đã phát sinh hỏng (ac quy, thiết bị xạc...), có thiết bị hỏng không khắc phục được, đề nghị ĐSVN cho phép mua dự phòng phụ kiện phụ trợ bộ TBĐT.
Đề nghị ĐSVN có hướng dẫn cụ thể về trường hợp cho tàu lùi, công tác tổ chức kéo từng phần đoàn tàu hàng về ga (phân cách vận chuyển) cũng như phòng vệ đoàn tàu, đoàn xe để lại một phần ngoài khu gian đối với đoàn tàu sử dụng TBĐT.
Thời gian gần đây thường xuyên xảy ra hiện tượng mất thiết bị toa xe (guốc hãm, lá mía, tay chống cửa, phá chì niêm phong... của một số đoàn tàu trên tuyến Yên Viên - Hải Phòng, Yên Viên - Đồng Mỏ, Yên Viên - Tiên Kiên - Lâm Thao, Yên Viên - Giáp Bát và Lâm Thao - Yên Bái. Đề nghị ĐSVN chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với chính quyền địa phương có biện pháp đảm bảo an ninh, ngăn ngừa tình trạng lấy cắp thiết bị toa xe, hàng hóa trên tàu. Cần tăng cường công tác tuyên truyền Luật ĐS, Nghị định 44/2006/NĐ-CP...; ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi ném đất, đá lên ĐM, đoàn tàu, cũng như tình trạng ném, phá TBĐT. Đến nay, 140 bộ TBĐT đã được LHSKĐS phân bổ cho 5 xí nghiệp ĐM từ Bắc đến Nam. Để có thể triển khai bỏ toàn bộ xe trưởng tàu trên tuyến ĐS Thống Nhất, đề nghị ĐSVN bổ sung thêm cho LHSKĐS từ 40 đến 50 bộ TBĐT.

BDS

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)