Phần hai bài phát biểu của TS. Trần Doãn Thọ Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại Hội nghị KHCN ngành GTVT giai đoạn 1999-2004
II PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CHO GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
1 Các quan điểm
Để đưa ra được phương hướng mục tiêu nhiệm vụ khoa học công nghệ chủ yếu và giải pháp cần thực hiện trong những năm tới, tạo tiền đề cho việc đổi mới và hiện đại hóa - công nghệ của ngành GTVT, các quan điểm sau đây được xuyên suốt cho việc lựa chọn đó:
a. Lấy quản lý kinh tế kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và hiệu quả là khâu đột phá, cần có trước tiên. Phải đảm bảo được kỷ luật trong trật tự sản xuất thì việc áp dụng công nghệ mới triển khai được. Mặt khác, quản lý kỹ thuật là một khâu cơ bản để đảm bảo an toàn giao thông, một vấn đề đang rất bức xúc trong xã hội hiện nay. Cũng cần lưu ý việc quản lý kinh tế kỹ thuật phải được thực hiện đồng bộ trong tất cả các khâu hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, khai thác, của Ngành GTVT.
b. Công tác lựa chọn các chương trình cần được tiếp tục tập trung cho khâu ứng dụng công nghệ mới và tiến hành một cách đồng bộ thông qua việc thực hiện các dự án để tạo ra công trình và sản phẩm mới.
c Các chương trình được lựa chọn ưu tiên cần phải được triển khai đồng bộ từ khâu đào tạo, quản lý, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu đến thực hiện dự án vào sản xuất, khai thác.
2. Đối với xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT
2.1. Lĩn h vực tư vấn
Tập trung hoàn chỉnh và xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, sổ tay hướng dẫn và phần mềm tính toán, đặc biệt là Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (phần về xây dựng giao thông được Bộ Xây dựng phân công) để phục vụ cho công tác chuẩn bị đầu tư, lập hồ sơ thầu đối với các dự án xây dựng công trình giao thông tuân thủ Luật Xây dựng và các nghị định liên quan. Phấn đấu đưa tỷ lệ tự động hóa tính toán và thiết kế các công trình xây dựng giao thông ở các Công ty Tư vấn đầu ngành như Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế GTVT (TEDI), Công ty Tư vấn Thiết kế GTVT phía Nam (TEDI South) lên 70 : 80%. Phương châm để thực hiện công việc này là nghiên cứu tuyển chọn hệ thống nói trên từ kinh nghiệm và kết quả của các nước tiên tiến và các nước khu vực có xét đến điều kiện khí hậu, tính chất phân bố mạng lưới kết cấu hạ tầng GTVT của Việt Nam, tình trạng phương tiện vận tải v.v...Mục tiêu cần đạt được là xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn hoàn chỉnh và làm chủ được các phần mềm mạnh để khảo sát, thiết kế đường Ô tô, đường cao cấp, đường băng sân bay, các công nghệ xử lý nền đường qua vùng đất yếu, chống sụt trượt, bảo vệ ta luy của hệ thống đường ô tô qua vùng núi, thiết kế các công trình cầu nhịp lớn có kết cấu hiện đại như cầu dây văng, các công trình hầm, đường ngầm cho ô tô và đường sắt trên cao, đường xe điện ngầm. Các đề tài KHCN của chương trình khoa học công nghệ, các dự án đầu tư chiều sâu của các Tổng Công ty, Công ty Tư vấn thiết kế, các dự án phụ về tiêu chuẩn và đào tạo và chuyển giao công nghệ của các dự án từ nguồn vốn viện trợ phát triển ODA cần xuất phát từ mục tiêu này. Làm chủ được tất cả các khâu thiết kế đối với các công trình hiện đại như cầu dây văng, hầm đường ôtô, công trình ngầm, hầm giao thông đô thị thông qua chuyển giao công nghệ của các công trình Cầu Bãi Cháy, Rạch Miễu, Thanh Trì, Cần Thơ, Hầm Hải Vân, các dự án xây đường sắt trên cao, đường xe điện ngầm cho các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội v.v...
2.2. Lĩnh vực thi công xây lắp
Công nghệ thuộc lĩnh vực này rất đa dạng nhưng đều có một điểm giống nhau là gắn liền với loại máy và thiết bị thi công xây dựng. Mục tiêu cần triển khai cho giai đoạn 2005 - 2010 của lĩnh vực này là nâng cao năng lực công nghệ của các Tổng Công ty xây dựng giao thông có hệ thống trang bị máy móc thi công đồng bộ, hiện đại, có thể tiến hành công tác thi công xây lắp đối với bất kỳ công trình giao thông loại nào. Các đơn vị thi công này không những chỉ đủ mạnh để tham gia đấu thầu bất cứ loại công trình xây dựng giao thông nào trong nước mà còn tham gia đấu thầu xây dựng ở các nước trong khu vực và quốc tế. Phải khẳng định rằng đây là thế mạnh của Ngành Giao thông ở Việt Nam. Cái cần được quan tâm để phát triển chính là vấn đề đổi mới công nghệ và đặc biệt là đầu tư đổi mới thiết bị xây lắp và đào tạo công nhân lành nghề.
Chương tnnh đổi mới công nghệ đối với thi công xây lắp các công trình giao thông cần được xác định với những sản phẩm và những mục tiêu chính sau đây:
- Hoàn thiện công nghệ xử lý sụt trượt bằng neo đất trong xây dựng đường Ô tô, đường sắt.
- Nắm bắt và làm chủ công nghệ xây dựng cầu bê tông dự ứng lực bằng hệ thống đẩy đà giáo, xây dựng hầm giao thông đô thị.
- Nắm bắt và làm chủ công nghệ thi công và quản lý khai thác bảo trì cầu dây văng nhịp lớn với các loại sơ đồ kết cấu và vật liệu.
- Triển khai áp đụng bê tông tính năng cao và bê tông siêu bền trong xây dựng giao thông.
- Thử nghiệm cáp, neo chuyên dụng của cầu dây văng, thử nghiệm khí động cầu dây văng.
3. Đối với công nghiệp giao thông vận tải
31/ . Công nghiệp tàu thủy
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu cho công tác nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong đóng mới và sữa chữa tàu biển cỡ lớn. Phối hợp công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với đầu tư tập trung đối với dây chuyền công nghệ đóng tàu hiện đại với mức độ tự động hóa cao đối với tất cả các khâu thiết kế, xét duyệt thiết kế, gia công chế tạo.
Huy động và liên kết các cơ sở chế tạo cơ khí trong nước để chế tạo từng bộ phận, tiến tới chế tạo cụm tổng thành. Tăng tỷ lệ chế tạo sản xuất nội địa của các sản phẩm đóng mới.
- Nâng cao thị phần sửa chữa tàu thuyền trong nước, phấn đấu sửa chữa được các tàu lớn
- Tạo ra các cơ sở đóng và sửa chữa tàu đủ sức cạnh tranh với các nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thông qua liên doanh hoặc hợp tác kinh doanh với nước ngoài, phấn đấu đóng được tàu đến 30.000 T sửa chữa tàu đến 200.000 T, chế tạo được các loại phụ kiện, thiết bị tàu thủy.
- Tập trung vào việc mở rộng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu lên mức hiện đại trong khu vực, đảm bảo phần lớn nhu cầu đóng mới sửa chữa trong nước. Phấn đấu đóng được các tàu lớn có tính năng phức tạp, phục vụ cho dầu khí, quốc phòng, chế tạo, lắp ráp được hầu hết các loại thiết bị thông dụng. Đảm bảo được đa phần nhu cầu sửa chữa trong nước. Tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường quốc tế và chia sẻ thị phần khu vực.
Như vậy, sau năm 2010 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đóng tàu, nâng tỷ lệ giá trị phần sản xuất nội địa của các sản phẩm đóng mới trong nước đạt 60 - 70% toàn giá trị con tàu.
3.2. Công nghiệp đầu máy, toa xe
- Xây dựng chiến lược. xuất khẩu toa xe sang một số nước trong khu vực.
- Nghiên cứu áp dụng dây chuyền đại tu đầu máy diesel đồng bộ, hiện đại để đại tu toàn diện các loại đầu máy và tiến tới lắp ráp đầu máy trong nước. Sau năm 2010 chỉ sử dụng các loại đầu máy có công suất lớn từ 1000 CV trở lên với tốc độ 120 - 150 km/h.
- Xây dựng và hoàn thiện một số trung tâm thử nghiệm đầu máy, toa xe.
3.3. Công nghiệp ô tô
- Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoàn thiện các dây chuyền sản xuất ô tô nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng cung cấp cho thị trường nội địa và tìm kiếm khả năng xuất khẩu.
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo các loại ô tô như xe tải pick-up, van, passenger v.v. . - Nghiên cứu công nghệ chế tạo vỏ xe toàn thân chịu lực, vỏ xe gồm các mảng tự định vị hoặc không yêu cầu xử lý kim loại.
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo hộp số, cầu chủ động, kính an toàn v.v . . .
- Nghiên cứu ứng dụng động cơ đốt trong sử dụng khí ga tự nhiên.
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước có điều kiện đầu tư lắp ráp sản xuất ô tô trong nước, tập trung sản xuất các loại ô tô thị trường đang có nhu cầu.
- Đầu tư đổi mới công nghệ mở rộng quy mô nhà máy sản xuất các thiết bị xe máy thi công bằng nguồn vốn trong nước, sản xuất được các sản phẩm xe máy thi công có chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu và có sản phẩm xuất khẩu tập trung vào các sản phẩm như trạm trộn bê tông nhựa nóng, trạm nghiền sàng đá, 1u bánh lốp, lu rung, lu mini v.v. . .
4. Linh vực vận tải
4.1. Vận tải biển
- Tiếp tục nghiên cứu đầu tư đội tàu hiện đại, đặc biệt là đội tàu chở dầu thô và các sản phẩm dầu thô có tải trọng lớn.
- Tăng cường nghiên cứu hoàn chỉnh qui hoạch các cụm cảng.
- Tập trung nghiên cứu để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế tại khu vực Vịnh Vân Phong và từ đó, nghiên cứu điều chỉnh việc phát triển đội tàu và hệ thống cảng biển Việt Nam cho phù hợp.
- Tập trung xây dựng mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của tập đoàn kinh tế hàng hải theo mô hình công ty mẹ, công ty con trong điều kiện cụ thể của Ngành Hàng hải Việt Nam để dàm cơ sở cho việc hoạch định chính sách chiến lược và kế hoạch phát triển ngành vận tải biển.
- Xây dựng mô hình tổ chức, sửa chữa và quản lý kỹ thuật cho đội tàu biển Việt Nam.
- Phát triển vận tải đa phương thức để hội nhập khu vực và quốc tế.
- Hoàn thiện công nghệ cho khối cảng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giải phóng hàng ở cảng.
4.2. Vận tải hàng không
- Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động thương mại, kỹ thuật khai thác và quản lý như công nghệ tự động hóa, số hóa, công nghệ dẫn đường, giám sát và quản lí không lưu thông qua vệ tinh.
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan tới tự do hóa vận tải hàng không với phương thức "Bầu trời mở" theo lộ trình khu vực và toàn cầu.
- Tiếp tục đầu tư các phương tiện, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ cho các cảng hàng không.
- Tăng cường năng lực bảo dưỡng kỹ thuật các trang thiết bị hiện có để giảm tối đa chi phí thuê nước ngoài.
4.3. Vận tải thủy nội địa
- Đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng đường sông, nâng cao năng lực vận tải đường sông.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, luật lệ đường sông phù hợp với hội nhập khu vực và cộng đồng.
- Tập trung nghiên cứu các vấn đề về vận tải quá cảnh, vận chuyển hàng độc hại, nguy hiểm trên các tuyến đường sông xuyên quốc gia.
4 .4 . Vận tải đường sắt
- Nâng cao tốc độ, rút ngắn hành trình chạy tàu trên các tuyến. Phấn đấu đạt tốc độ vận chuyển hành khách đến năm 2010 là 100 km/h, hàng hóa là 70 km/h, đảm bảo mạng đường sắt Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn như các nước tiên tiến trong khu vực. Rút ngắn thời gian chạy Tàu Thống Nhất xuống 24 giờ. Tổ chức tốt vận tải hành khách và hàng hóa với Đường sắt Trung Quốc và với các nước thuộc khối OSZD.
- Tham gia vận tải hành khách đô thị bằng đường sắt nội đô để đến năm 2020 đạt tỉ lệ 20%.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, phấn đấu giảm giá cước bằng hoặc thấp hơn các nước trong khu vực.
- Đổi mới phương tiện đầu máy, toa xe, thiết bị xếp dỡ, hiện đại hóa thông tin tín hiệu, từng bước tự động hóa công tác chỉ huy chạy tàu.
- Tập trung đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng điều hành hệ thống đường sắt và khả năng phục vụ, kết hợp với hình thức vận tải đồng bộ, đường thủy nội địa để đáp ứng hình thức vận tải từ chân hàng đến chân hàng, đa dạng hóa lựa chọn cho vận tải hành khách và hàng hóa.
Ngoài các nhiệm vụ của từng chuyên ngành nêu trên, cần tập trung vào việc nghiên cứu công nghệ vận tải tiên tiến, vận tải đa phương thức, áp dụng công nghệ thông tin, tự động hóa trong quản lý điều hành, khai thác vận tải, nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và tổ chức quản lý điều hành chống ách tắc giao thông ở các thành phố lớn và nghiên cứu ứng dụng công nghệ giao thông thông minh (ITS) cho hệ thống đường bộ ở Việt Nam.
III ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH
1. Các đề xuất tổng quát
1.1 Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và nhận thức của các cấp, của mọi người đối với hoạt động khoa học công nghệ
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, từ các doanh nghiệp đến người lao động và trong toàn xã hội về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ. Làm rõ nhận thức vì sự thất thoát, lãng phí do chủ trương kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật không hợp lý, công nghệ lạc hậu làm cho năng suất lao động thấp và quản lý điều hành kém là rất lớn. Sự thất thoát lãng phí này do ba nguyên nhân trên đang là nguyên nhân chủ yếu làm cho hiệu quả đầu tư thấp. Phần của cải vật chất của xã hội mất đi do lãng phí thất thoát bởi chủ trương kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật không hợp lý, công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp và quản lý không tốt đang chiếm một tỷ lệ rất lớn, mà chỉ có đẩy mạnh việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ mới khắc phục được vấn đề này.
- Tăng cường chỉ đạo phối hợp liên ngành trong hoạt động khoa học công nghệ.
- Phải có bước đi và kế hoạch cụ thể cho lĩnh vực đào tạo cán bộ khoa học công nghệ để đảm bảo thực sự phương châm KHCN & GDĐT là quốc sách như các nghị quyết của Đảng đã đề ra.
1. 2. Đối với việc phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ
- Phải có chính sách và cơ chế để bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ kế cận trong các cơ quan nghiên cứu triển khai, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp trong hệ thống Nhà nước, cụ thể là phải có cơ chế ràng buộc và chế độ đãi ngộ thích đáng nhằm thu hút các lực lượng cán bộ khoa học, công nghệ trẻ, tốt nghiệp loại giỏi được đào tạo trong và ngoài nước vào làm việc cho các cơ quan Nhà nước nói trên.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm và tiếp tục sắp xếp các cơ quan nghiên cứu triển khai theo hướng gắn kết với đào tạo, với sản phẩm, khắc phục tình trạng phân tán nguồn lực như hiện nay.
- Ưu tiên những lĩnh vực công nghệ mà chúng ta có tiềm năng và lợi thế.
1.3. Ban hành các chính sách cơ chế để phát triển thị trường KH&CN trên tinh thần của Luật Khoa học và Công nghệ
- Thực hiện các cơ chế về quản lý kinh tế để ràng buộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, chống độc quyền, khuyến khích cạnh tranh, ưu đãi về thuế, về vay tín dụng cho các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, cho phép doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất các chi phí nghiên cứu, triển khai đổi mới công nghệ.
- Tăng cường thông tin khoa học công nghệ, thông tin đại chúng và chuyên ngành, hình thành các trung tâm dịch vụ gắn giữa cung và cầu về công nghệ.
1.4. Tăng cường quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ
- Tăng cường bảo hộ sở hữu công nghiệp, bảo hộ sở hữu trí tuệ.
- Xây dựng quy trình thẩm định công nghệ, kiên quyết chấm dứt tình trạng nhập các công nghệ lạc hậu.
- Có chiến lược phát triển công nghệ cho từng ngành và lĩnh vực cụ thể.
- Có biện pháp kiểm soát chặt chẽ công tác chuyển giao công nghệ và đào tạo, thực tập trong các dự án hỗ trợ kỹ thuật (TA) từ nguồn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, từ nguồn vốn vay viện trợ phát triển cho các dự án (ODA).
2. Các giải pháp, chính sách cụ thể
2.1. Các giải pháp, chính sách tạo vốn, quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển KHCN
Để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh tế đặt ra là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, đòi hỏi ngành GTVT phải đi trước một bước nhằm tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển. Nhu cầu vốn phải được tính toán đầy đủ để đảm bảo cơ sở hạ tầng giao thông sau một thời gian sớm nhất có thể hội nhập vào khu vực và thế giới.
Từ nguồn vốn đầu tư này, cần dành 2% của tổng mức đầu tư cho việc đầu tư nghiên cứu triển khai với hình thức chủ yếu dưới dạng các dự án để đẩy nhanh việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ. Đa dạng hóa các nguồn vốn: từ ngân sách Nhà nước, đầu tư của nước ngoài, đầu tư của doanh nghiệp và dân cư, vay các tổ chức quốc tế trên cơ sở các dự án khả thi.
2.2. Chính sách bảo hộ sản phàm công nghiệp
- Đặc thù công nghiệp GTVT là ngành công nghiệp mang tính phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quốc dân nên đề nghị Nhà nước có cơ chế miễn giảm thuế: như thuế sử dụng đất, thuế sử dụng mặt nước (nhất là đối với công nghiệp tàu thủy và ngành sử dụng diện tích đất, diện tích mặt nước nhiều nhưng giá trị doanh thu trên m2 thấp) thuế nhập khẩu vật tư, thiết bị máy móc... phục vụ sản xuất chế tạo sản phẩm trong nước... Về vấn đề này các đơn vị cần có sự nghiên cứu và có đề xuất cụ thể mức độ miễn giảm phù hợp với đặc thù của đơn vị mình và trình Nhà nước, Bộ.
Nhà nước cần có cơ chế tạo thị trường cho sản xuất công nghiệp và bảo hộ sản phẩm công nghiệp chế tạo trong nước. Trước mắt nên thực hiện:
+ Không cho nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước sản xuất được với chất lượng đảm bảo.
+ Trợ giá cho các sản phẩm công nghiệp phục vụ các vùng núi, hải đảo và vùng xa.
+ Những sản phẩm công nghiệp GTVT được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong chương trình (dự án) mà Chính phủ phê duyệt của các Bộ, Ngành khác cần có biện pháp tạo việc làm cho các cơ sở công nghiệp GTVT, nhất là lĩnh vực tàu thủy và sản xuất động cơ ô tô.
Cần phải có các quy định cụ thể như việc đầu tư tăng cường, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp phải nằm trong quy hoạch định hướng phát triển của Ngành: Việc đầu tư thiết bị, công nghệ thông qua con đường nhập khẩu nước ngoài (kể cả nằm trong dự án đầu tư xây dựng giao thông), đặc biệt là thiết bị mà trong nước đã sản xuất được có chất lượng đảm bảo, phải được Bộ đồng ý. Cần tranh thủ tối đa thời gian bảo hộ này để đến năm 2006, khi nước ta có nghĩa vụ đối với AFTA, các ngành sản xuất GTVT có thể đảm bảo cạnh tranh được.
2.3. Cơ chế chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích hoạt động đổi mới và hiện đại hóa công nghệ
Cần phải phát huy tối đa nội lực của nước nhà. Một trong những nội lực quan trọng là đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ đông đảo, giỏi, tài năng. Muốn phát huy được nguồn nội lực này chúng ta cần có cơ chế, một đường lối phù hợp nhằm tạo được môi trường pháp chế thuận lợi cho họ làm việc, cho họ cống hiến "tiềm năng khoa học - công nghệ" cho đất nước. Việc đổi mới cơ chế và môi trường hoạt động khoa học - công nghệ đặt ra yêu cầu phải sắp xếp lại các tổ chức, cơ quan nghiên cứu, khoa học cho phù hợp theo hướng gắn chặt hơn nữa nghiên cứu khoa học cơ bản với giáo dục và đào tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ với các doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa.
Bộ Khoa học - Công nghệ cùng với các Bộ, Ngành đã chỉ đạo việc xây dựng chiến lược phát triển khoa học - công nghệ đến năm 2010 và bước đầu đã có một số đổi mới về cơ chế hoạt động khoa học công nghệ Bộ GTVT đã có chủ trương khôi phục trật tự, kỷ cương sản xuất bằng cách thực hiện các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời thực hiện triển khai Nghị quyết Trung ương II về Khoa học - Công nghệ nhằm phát huy tối đa nguồn nội lực này phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành GTVT ngày càng vững mạnh. Muốn vậy, cần triển khai một số điểm như sau:
- Kế hoạch khoa học - công nghệ 5 năm và hàng năm cần được xác lập trên cơ sở nhu cầu của sản xuất, gắn chặt với sự đòi hỏi của sản xuất và phục sản xuất. Cần định hướng tập trung cho các đề tài nghiên cứu triển khai, chiếm khoảng 70 - 80%. Các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ phải có mục tiêu, nội dung nghiên cứu, có địa chỉ ứng dụng và ưu tiêu cho các đề tài có đặt hàng của đơn vị sản xuất hoặc các đề tài có nhiều khả năng đưa công nghệ hiện đại hiệu quả vào sản xuất. Mặt khác, trong kế hoạch khoa học - công nghệ cần có sự cân đối và giành phần kinh phí hợp lý cho công tác xây dựng và ban hành tiêu chuẩn.
Việc triển khai kế hoạch khoa học - công nghệ cần tiến hành một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và thúc đẩy tiến trình từ nghiên cứu đến sản xuất như sau:
- Ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học - công nghệ giữa cơ quan quản lý hoặc, cơ sở sản xuất với cơ quan nghiên cứu hoặc tập thể các nhà khoa học.
- Xây dựng quy chế quản lý công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ của ngành, đưa hoạt động khoa học - công nghệ vào nề nếp, phát huy hiệu quả vốn đầu tư, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan nên quan rõ ràng, tạo điêu kiện thuận lợi cho cán bộ khoa học- công nghệ làm việc.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ và cấp phát kinh phí cho đề tài dựa trên khối lượng đã làm và khối lượng sẽ làm tiếp.
- Tùy theo mức độ kết quả đạt được, tổ chức đưa từng phần hoặc toàn bộ kết quả vào ứng dụng trong sản xuất.
- Ngoài nguồn kinh phí Nhà nước cấp phát theo kế hoạch hàng năm, cần có chủ trương và khuyến khích các đơn vị tạo nguồn vốn cho hoạt động khoa học - công nghệ kết hợp với nguồn Nhà nước hỗ trợ để giải quyết các vấn đề ách tắc kỹ thuật, công nghệ sản xuất. Việc tạo nguồn thông qua nhiều hình thức, nhiều giải pháp tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu nhiệm vụ .sản xuất của từng đơn vị