I Về vấn đề quy hoạch
Đây là một trong những vấn đề rất khoa học, rất chiến lược và có ảnh hưởng lâu dài đến chính sách phát triển chung của quốc gia. Trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI đã nêu những yếu kém cần được khắc phục. Đó là
1 . Chất lượng một số dự án quy hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn xa. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng hệ thống giao thông, hệ thống cảng còn mang tính tình thế, nhu cầu đến đâu phát triển đến đó; hệ thống các cảng biển, cảng sông, hệ thống sân bay chưa tính hết sự gắn kết trong việc khai thác kết cấu hạ tầng hiện có và khả năng huy động vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm vốn đầu tư.
2. Quy hoạch chưa phù hợp với cơ chế thị trướng, chưa theo kịp với quá trình thay đổi của các yếu tố khách quan, các dự báo tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trướng thế giới, tiến bộ công nghệ. Nhiều quy hoạch còn xuất phát tù ý muốn chủ quan, chưa gắn với nghiên cứu nhu cầu thị trưởng và khả năng của doanh nghiệp; chưa chú ý thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế.
3. Quy hoạch chưa được thướng xuyên cập nhật, bổ sung và điều chỉnh kịp thời, do đó một số quy hoạch bị lạc hậu với tình hình thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu; không là căn cứ để xây dựng kế hoạch.
Vừa qua, một số quy hoạch chúng ta xây dựng chưa kỹ, còn phải chỉnh sửa nhiều (ý kiến của đại biểu quốc hội cũng như báo cáo giám sát của ủy ban Khoa học công nghệ của Quốc hội đã chỉ ra các yếu kém của vấn đề này). Rõ ràng trong đó có trách nhiệm của các nhà quản lý, các nhà khoa học khi khảo sát, nghiên cứu, xây dựng và thẩm định quy hoạch. Thời gian tới cần bám sát định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước;nắm bắt nhanh thành quả KHCN trong lĩnh vực giao thông vận tải để kịp thời sửa đổi, bổ sung làm cho chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 thực sự khả thi và hiện thực. Bộ cần có biện pháp phát triển, nâng cao chất lượng của đội ngũ và các tố chức làm tư vấn quy hoạch trong Ngành.
II. Về định hướng một số lĩnh vực KHCN cần ưu tiên trong thời gian tới
Cần xác định hướng ưu tiên cho KHCN GTVT giai đoạn 2005-2010 và các năm sau để có hướng chỉ đạo và tập trung đầu tư, cũng như chuẩn bị nguồn nhân lực.
1 . Về kết cấu hạ tầng giao thông.
Các công trình giao thông có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, quyết định đến chất lượng công tác vận tải, bảo đảm ATGT, phát triển kinh tế-xã hội. Cần tiếp tục nghiên cứu, đào tạo cán bộ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ để làm chủ hoàn toàn các công nghệ tiên tiến về thiết kế và thi công các công trình GTVT như cầu dây văng nhịp lớn, công trình hầm, đường hầm cho ô tô,...
Nghiên cứu tiếp cận để tiến tới làm chủ công nghệ xây dựng đường sắt trên cao và công nghệ làm đường tầu điện ngầm trong một tương lai không xa. Nghiên cứu làm chủ các công nghệ thi công xây lắp với mục tiêu nâng cao hơn nữa năng lực công nghệ của các doanh nghiệp , giúp các doanh nghiệp đấu thầu thành công các công trình trong và ngoài nước.
Cần nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới trong các công trình cầu, hầm, đường cao tốc, nhà ga, cảng hàng không..., nhằm tạo ra các công trình, các sản phẩm có chất lượng cao, có mỹ thuật, đặc biệt là các công trình lớn có tầm thế kỷ.
2. Về vận tải: Cần tổ chức mạng lưới giao thông hợp lý giữa các đường hàng không, đường sắt, đường sông, đường biển, đường bộ, nhằm sử dụng tối đa hiệu quả các loại phương tiện hiện có. Các nhà khoa học cần đáp ứng mục tiêu "tạo đường đi ngắn nhất, đạt thời gian nhanh nhất, chi phí ít nhất, giá thành vận tải rẻ, tiện nghi và an toàn". Có như vậy thì giá thành sản phẩm sẽ thấp và đạt được tính cạnh tranh trong cơ chế thị trường .
Biện pháp vận tải đa phương thức, vận tải Container là rất có hiệu quả đây cũng là xu thế của thế giới và khu vực trong vận tải hàng hóa. Cần nghiên cứu vấn đề "Logistic" (tiếp vận) và áp dụng vào thực tiễn nước ta. Kiến thức và sáng tạo là những yếu tố tạo ra các giải pháp logistic cho công tác vận tải của các ngành hàng không, đường sắt, đường sông, đường biển, đường bộ.
3.Về cơ khí-công nghiệp giao thông vận tải: Đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ; tiếp thu và làm chủ các công nghệ hiện đại trong sản xuất tàu biển, Ô tô, toa xe lửa.... Bảo đảm chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm cơ khí công nghiệp trên thị trưởng trong nước, thay thế hàng nhập ngoại, tiến tới xuất khẩu được sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
4. Về Công nghệ thông tin trong giao thông vận tải
Công nghệ thông tin (CNTT) có vai trò quan trọng, cần cho tất cả các ngành. Chính phủ đang đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào lĩnh vực quản lý nhà nước với đề án 112, đây là đề án quan trọng để cải cách nền hành chính Nhà nước; Cần tăng cường chương trình tin học trong GTVT. Dù là hàng không, đường sông, đường biển, đường bộ, đường sắt đều phải sử dụng CNTT; nhất là trong việc quản trị dữ liệu, điều độ vận tải, lập chiến lược, lập quy hoạch, điều hành sản xuất kinh doanh.
GTVT là ngành có nhiều khả năng ứng dụng và phát huy vai trò của CNTT; đây là công cụ quan trọng giúp chúng ta tiếp cận và áp dụng giao thông thông minh vào nước ta.
III Về Đổi mới cơ chế hoạt động và xây dựng lực lượng KHCN trong Ngành GTVT
1. Đổi mới cơ chế và tổ chức hoạt động KHCN ở nước ta trong thời gian tới theo hướng không bao cấp và không hành chính hóa, nhằm chuyển các tổ chức khoa học nghiên cứu triển khai sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp khoa học. Thực chất là để các tổ chức này thông qua việc cung cấp kết quả nghiên cứu cho xã hội mà tự trang trải và phát triển. Cần xóa bỏ các rào cản đang hạn chế việc ứng dụng KHCN vào sản xuất, thi công.
2. Ngành giao thông có nhiều trướng đại học, cao đẳng và Viện nghiên cứu. Cần Nghiên cứu gắn kết chặt chẽ hoạt động nghiên cứu với đào tạo, hoạt động của các trường đại học, cao đẳng với viện nghiên cứu, công ty tư vấn cho phù hợp theo hướng phát triển thị trường KHCN.
3. Cần ưu tiên thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực để làm chủ công nghệ, tiến tới đổi mới công nghệ; đi xa hơn là sáng tạo công nghệ.
4. Nâng cao năng lực quản lý và nghiên cứu ứng dụng KHCN. Vừa qua việc quản lý KHCN trong GTVT triển khai còn chậm, thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ; thiếu sự gắn bó giữa cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu với các đơn vị trực tiếp sản xuất, thi công. Nhiều đề tài NCKH chưa được chú trọng đúng mức, nội dung khoa học chưa rõ nét; Đầu tư cho KHCN GTVT còn thiếu trọng điểm, kéo dài. Ví dụ như công trình "Bể thử mô hình tàu thủy" là một Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Việc này Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải cần phối hợp thúc đẩy tiến độ.
Việc bố trí các Viện trong Ngành GTVT là tương đối hợp lý - có hai Viện lớn nghiên cứu những vấn đề chung, còn lại nên xây dựng các Viện hay trung tâm nghiên cứu trong các Tổng công ty lớn để gắn bó giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất và thị trường.
Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ Kỹ sư trưởng (Tổng công trình sư), xác định chức danh, phương hướng đào tạo loại cán bộ này - những người giỏi cả lý thuyết lẫn thực tế. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ KHCN chủ chốt, đầu ngành trong ứng dụng và chuyển giao công nghệ trên từng lĩnh vực.
IV Về vấn đề môi trường trong GTVT
Bảo vệ môi trướng (BVMT) là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; không chỉ cho thế hệ chúng ta, cho nước ta mà có tác động đến cả thế hệ sau;có phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Vì vậy, vừa qua, Bộ chính trị đã ra nghị quyết số 41-NQ/TW về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết nêu nhiệm vụ rất cụ thể cho ngành GTVT là: "Hạn chế hợp lý mức độ gia tăng các phương tiện cá nhân, quy định và thực hiện các biện pháp giảm khí độc, khói, bụi thải từ các phương tiện giao thông và trong thi công xây dựng công trình". Ngành GTVT cần sớm đưa công tác bảo vệ môi trướng vào chương trình hoạt động của ngành; xác định tổ chức và con người để thực hiện việc nghiên cứu, đánh giá tác động, kiểm tra, kiểm soát và BVMT trong GTVT; hàng năm tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc triển khai thực hiện. Thúc đẩy hoạt động của Hội môi trường GTVT thiết thực hơn nữa. Cần kết hợp chặt chẽ với các tổ chức BVMT trong nước, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ quốc tế để nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm nhằm đạt được mục tiêu đã định; hạn chế được ô nhiễm môi trưởng.
V Về vấn đề An toàn giao thông
Đây là vấn đề khó khăn, nóng bỏng mà toàn xã hội quan tâm, có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội. Ngành đã có nhiều biện pháp giải quyết: từ quản lý hành chính, giáo dục, tuyên truyền, quản lý phương tiện giao thông, nguời lái xe đến cải tạo điểm đen...,song chưa đủ. Vì vậy, cần huy động trí tuệ các nhà khoa học trong ngành cũng như ngoài ngành tập trung nghiên cứu, áp dụng các giải pháp công nghệ hướng tới mục tiêu ATGT cho mọi người, nhất là vấn đề ATGT đường bộ, trong đó cần áp dụng nhanh công nghệ điện tử - thông tin vào việc tổ chức giao thông, điều tiết lưu lượng và kiểm soát giao thông. Ví dụ như Kiểm soát nồng độ cồn của lái xe; áp dụng công nghệ mới về an toàn đường bộ, áp dụng công nghệ mô phỏng và kỹ thuật điện tử tin học vào đào tạo sát hạch lái xe, kiểm định xe cơ giới, giám sát xe trên đường giải pháp an toàn đường ngang.
Về vấn đề giao thông tiếp cận để cải thiện tình hình đi lại cho mọi nguời, đặc biệt là những người tàn tật, người cao tuổi: Cần xây dựng, ban hành và triển khai các tiêu chuẩn- quy chuẩn cho công trình giao thông, cho các loại phương tiện giao thông công cộng; tổ chức giao thông hợp lý nhằm tạo điều kiện để người tham gia giao thông sử dụng thuận tiện. Hiện nay, ở Việt Nam có trên 5 triệu người tàn tật do hậu quả chiến tranh, chiếm tới 0,8% dân số; nếu kể cả người cao tuổi thì con số đó còn lớn hơn. Đây là lĩnh vực rất nhân văn, tân tiến rất cần được quan tâm.
Trên đây là năm vấn đề Phó Thủ tưởng đã nêu trong bài phát biểu tại Hội nghị KHCN của Ngành GTVT. Phó Thủ tướng cũng đã đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ với chức năng là cơ quan quản lý KHCN phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu Tư, Bộ Tài chính và các ngành liên quan làm việc cụ thể với Bộ Giao thông Vận tải để có kế hoạch triển khai cụ thể.
(Trích bài phát biểu của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm Tại Hội nghị KHCN Ngành GTVT 3/12/2004)
Theo Bản tin KHCN GTVT - Trung tâm thông tin KHKT GTVT)