Chương trình khoa học - công nghệ "Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm chủ lực", mã số KC.06 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý với ba lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp tuy chưa nghiệm thu, nhưng nhiều đề tài, dự án của lĩnh vực công nghiệp tàu thủy đã hoàn thành. Sản phẩm của các đề tài, dự án đó là những thiết bị, phương tiện phục vụ trực tiếp sản xuất tại đơn vị, đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chương trình khoa học - công nghệ "Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm chủ lực", mã số KC.06 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý với ba lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp tuy chưa nghiệm thu, nhưng nhiều đề tài, dự án của lĩnh vực công nghiệp tàu thủy đã hoàn thành. Sản phẩm của các đề tài, dự án đó là những thiết bị, phương tiện phục vụ trực tiếp sản xuất tại đơn vị, đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trên công trường của Nhà máy đóng tàu Bạch Ðằng (Hải Phòng) chúng tôi cảm thấy như bé lại khi đứng trước chiếc cần cẩu chân đế khổng lồ, (cao hàng chục mét, sức nâng 120 tấn, nặng hơn một nghìn tấn) đang nhấc những khối kết cấu thép từ bãi thi công sang đà bán ụ. Ðiều đáng tự hào, chiếc cần cẩu chân đế đó do Kỹ sư Chu Thế Hưng cùng tập thể kỹ sư của Nhà máy đóng tàu Bạch Ðằng thực hiện và là sản phẩm của Dự án KC.06. A..08.CN: "Hoàn thiện công nghệ chế tạo và đưa vào sử dụng cần cẩu chân đế 120 tấn".
Ðề tài KC, 06.04CN "Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy và thiết bị nâng hạ", do Tiến sĩ Phạm Văn Hội làm Chủ nhiệm, thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học và dịch vụ kỹ thuật (Công ty vận tải dầu khí Việt Nam), chủ trì thực hiện. Một trong những yếu tố để đề tài được Hội đồng KHCN nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá vào loại xuất sắc là do đề tài có nhiều sản phẩm được ứng dụng trực tiếp vào sản xuất. Các cán bộ tham gia đề tài đã tập hợp, phân tích số liệu về máy và thiết bị nâng hạ, nhu cầu trong nước từ đó đưa ra các giải pháp chế tạo các thiết bị nâng hạ phù hợp điều kiện sản xuất trong nước và xuất khẩu. Nhóm tác giả tham gia đề tài đã thiết kế chế tạo bốn gầu ngoạm chuyên dùng cho máy khoan cọc nhồi D890 tại Công ty Tư vấn xây dựng công trình thủy I (Tổng Công ty Xây dựng đường thủy), làm lợi cho công ty 580 triệu đồng do không phải mua thiết bị cùng loại của nước ngoài. Các cán bộ khoa học còn thiết kế, chế tạo cần cẩu chân đế sức nâng 25 tấn, tầm với 24 m phục vụ đóng tàu tại Nhà máy đóng tàu Sông Cấm, tiết kiệm cho Nhà nước 1,3 tỷ đồng do không phải mua cẩu chân đế cùng loại của nước ngoài.
Trong 14 đề tài, Dự án về công nghiệp tàu thủy (chiếm khoảng một phần ba số đề tài, dự án lĩnh vực công nghiệp thuộc Chương trình KC.06) tuy chưa nghiệm thu hết, nhưng sau bốn năm thực hiện, chúng tôi nhận thấy rõ một điều là, các đề tài, dự án đó đều xuất phát từ nhu cầu sản xuất và đã, đang quay trở lại phục vụ sản xuất phát triển. Việc nghiên cứu chế tạo thành công nhiều thiết bị không phải nhập khẩu đã làm lợi cho các nhà máy, Nhà nước hàng chục tỷ đồng, nhưng điều quan trọng hơn là các đơn vị thực hiện đề tài đã thay đổi về chất. Ðó là nâng cao trình độ thiết kế, chế tạo, tổ chức sản xuất từ cán bộ quản lý, đến công nhân. Ðề án sản xuất dây hàn lõi thuốc tại Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu là một thí dụ.
Ðứng về góc độ quản lý, Chương trình KC.06 do PGS, TSKH Hoàng Văn Huây làm Chủ nhiệm đã thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, cho nên phần lớn các đề tài, dự án trong chương trình thực hiện theo đúng tiến độ; kịp thời điều chỉnh nội dung của một số đề tài cho sát thực tế; tổ chức các hội nghị định kỳ đánh giá quá trình thực hiện đề tài kịp thời rút kinh nghiệm về công tác tổ chức, cấp phát kinh phí...
Trên phạm vi cả nước, có một thực tế làm nhiều doanh nghiệp công ty "ngại" đăng ký các đề tài nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với lý do thiếu cán bộ nghiên cứu, thiếu vốn đầu tư... Ðến các nhà máy của Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam vào thời điểm này, chúng tôi nhận thấy ở đây có một hiện tượng mới: các nhà máy chủ động đăng ký nhiều đề tài khoa học. Mục đích không phải để trang trí lấy thành tích, mà lãnh đạo cũng như cán bộ, công nhân ở các nhà máy đã nhận ra rằng, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất phát triển sản xuất của nhiều nhà máy nói riêng, ngành đóng tàu thủy nói chung. Năng lực sản xuất của ngành đã tăng lên hàng chục lần so với mười năm trước đã phần nào chứng minh hiệu quả của việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào ngành đóng
Theo Vista