Nếu cách đây hơn 10 năm, Công ty đóng tàu Bạch Đằng còn loay hoay với việc đóng mới những con tàu có sức chở khoảng 3000 tấn thì những năm gần đây Bạch Đằng đã có những cuộc bứt phá ngoạn mục trong việc đóng mới những con tàu có sức chở lớn hàng chục nghìn tấn vượt đại dương.
Nếu cách đây hơn 10 năm, Công ty đóng tàu Bạch Đằng còn loay hoay với việc đóng mới những con tàu có sức chở khoảng 3000 tấn thì những năm gần đây Bạch Đằng đã có những cuộc bứt phá ngoạn mục trong việc đóng mới những con tàu có sức chở lớn hàng chục nghìn tấn vượt đại dương.
Ngày 19-8-1998 đã đi vào lịch sử của đóng tàu Bạch Đằng,. khi công ty ký hợp đồng số 02/KH-ĐM đóng tàu hàng 6500 tấn với Công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO). Đây là công trình trọng điểm quốc gia mà Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tin tưởng giao cho công ty nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ là phải đóng tàu trong nước, thay vì các đơn vị vận tải biển đi mua tàu cũ của nước ngoài trong quá trình hiện đại hóa đội tàu biển quốc gia.
Thời gian đầu triển khai nhiệm vụ, công ty được đánh giá thấp về khả năng đóng tàu sức chở lớn , có chất lượng cao, với lý do dây chuyền công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề công nhân thấp, chưa có chứng chỉ của các cơ quan đăng kiểm quốc tế. Nhưng nhờ chính sách ưu đãi về vốn đầu tư của Chính phủ , công ty triển khai công việc đóng mới tàu hàng 6500 tấn đầu tiên một cách thuận 1ợi. Để chuẩn bị nguồn nhân lực, công ty tổ chức bồi dưỡng và thi thợ hàn lấy chứng chỉ Đăng kiểm NK Nhật bản cho 50 công nhân, đồng thời mở lớp hướng dẫn về, công nghệ đóng tàu 6.500 tấn cho tất cả 400 cán bộ, công nhân hai phân xưởng vỏ. Chuẩn bị về công nghệ, công ty chủ động mua thiết kế và tổ chức nghiên cứu chi tiết bản vẽ. Nhà phóng dạng được cải tạo nâng cấp; mở rộng hơn 5.000 m2 bệ hàn; hàng chục máy hàn tự động, bán tự động, máy dũi cực than, mày vài mép tôn, móc cẩu tôn, máy cắt theo chương trình kỹ thuật số … được trang bị mới. Bạch Đằng cũng 1à đơn vị đầu tiên trong nước đóng tàu có dạng mũi quả lê giảm sức cản của nước. Đây là công nghệ mới phức tạp, để thực hiện, công ty tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước về hoàn thiện công nghệ chế tạo mũi tàu dạng quả lê đồng thời tự thiết kế, chế tạo hệ thống máy phun cát, hạt mài làm sạch vỏ tàu.
Đúng hai năm sau, ngày 10-8-2000, con tàu hàng đầu tiên sức chở 6500 tấn mang tên Vĩnh Thuận được bàn giao cho Công ty vận tải biển Việt Nam.
Năm năm đã trôi qua, kể từ ngày con tàu 6.500 tấn ra đời, đến nay Công ty đóng tàu Bạch Đằng đã đóng thành công bảy tàu hàng 6.500 tấn đạt tiêu chuẩn quốc tế: "Đóng tàu Bạch Đằng Vinashin” đă trở thành thương hiệu chất lượng cao, được khách hàng trong nước và quốc tề biết đến. Không chỉ có vậy Bạch Đằng còn chuyển giao công nghệ đóng tàu 6500 tấn cho các đơn vị bạn góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành đóng tàu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Bản thân thợ đóng tàu Bạch Đằng lại tiếp tục đóng mới những con tàu có sức chở lớn hơn. Năm 2002 đóng mới thành công tàu Vinashin - Sun sức chở 11.500 tấn. Năm 2004; tàu Stella Cosmos sức chờ 6300 tấn được xuất khẩu sang Nhật Bản, một cường quốc về đóng tàu và tháng 6 vừa qua, Công ty đóng tàu Bạch Đằng đã đóng mới thành công tàu hàng 15.000 tấn Vinashin Sky, với tỷ lệ nội địa hóa 30%.
Trước đây, khi đóng những con tàu lớn, công ty phải sử dụng thiết kế của Nhật Bản, Hàn Quốc, ... nay chính các kỹ sư Việt Nam của Công ty tư vấn thiết kế công nghiệp tàu thủy, cùng với đội ngũ kỹ sư của Bạch Đằng đã thiết kế và thi công hoàn chỉnh tàu hàng 15.000 tấn trong mười hai tháng liên tục, nghĩa là chưa bằng nửa thời giân đóng mới tàu 6.500 tấn đầu tiên. Không chỉ thiết kế con tàu, toàn bộ các hệ thống: bảng điện và nội thất tàu 15.000 tấn cũng được chính những người thợ Bạch Đằng kết hợp các đơn vị thành viên trong Vinashin thiết kế, chế tạo và lắp đã hoàn chỉnh, dưới sự giám sát chặt chẽ của đăng kiểm BV Pháp, bảo đảm các quy chuẩn, quy phạm được đăng kiểm và chủ tàu đánh giá cao.
Thành công nót tiếp thành công, hiện nay công ty triển khai đóng mới tàu dầu 13.500 tấn, tàu container 610 TEU, tàu hàng 22.500 tấn cho các đơn vị vận tải biển trong nước và cả xuất khẩu ra nước ngoài. Nhờ vậy giá trị sản xuất của công ty ngày càng tăng: Nếu như năm 2000, năm đầu đóng mới thành công tàu 6500 tấn, giá trị sản xuất đạt 150 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 1999, thì đến năm 2004 giá trị sản xuất đạt hơn 810 tỷ đồng, tăng gấp năm lần so với năm 2000.
Công ty đóng tàu Bạch Đằng không chỉ trụ vững trong cơ chế thị trường mà còn vươn lên ngày một vững vàng trong năm năm (1999- 2004) công ty đã đầu tư nâng cấp làm mới đà tàu 10.000 tấn, đà bán ụ 25.000 tấn, nối dài cầu tàu lắp đặt cần cẩu 80 tấn, 120 tấn, trang bị máy cắt Plasma, CNC, xây dựng mới khu liên hợp nhà phân xưởng vỏ, khu nhà xưởng phân xưởng máy, xưởng lắp ráp máy tàu thủy có công suất đến 18.000 CV, liên doanh hãng MAN Đan Mạch, bãi lắp ráp, Các công trình được đầu tư đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có thể chế tạo các tổng đoạn có khổ tôn dài tới 12m, giảm khối lượng hàn khoanh, rút ngắn thời gian đấu đà, nhờ vậy giảm thời gian đóngtàu: Tàu 6500 tấn chỉ hết 5-7 tháng, tàu 10.000 tấn đóng trong chín tháng, và trong một năm công ty có thể đóng 6 -7 tàu cỡ 15.000 - 25.000 tấn
Bản tin KHCN -GTVT