Chức năng và nhiệm vụ của sơn chống hà là ngăn chặn sự sống bám ký sinh của sinh vật biển, nhiều loại độc tố được sử dựng trong hợp chất chống bám bẩn đối với sính vật biển. Đã gần 30 năm nay, trong ngành công nghiệp đóng tàu và vận tải biển, sơn chống hà có chứa Tributhyl Thiếc - TBT (gọi là sơn TBT) đã được coi là hoàn thiện nhất, theo thống kê gần 90% lượng sơn chống hà thế giới đã được sử dụng sơn tàu là sơn TBT. Hầu như tất cả các hãng sơn lớn đều dùng công nghệ sơn TBT bởi khả năng chống hà bám rất tốt, khả năng làm nhẵn bề mặt tốt và công nghệ ổn định . Nhưng người ta đã phát hiện ra rằng sơn TBT rất độc hại cho môi trường sinh vật biển và người nên cần phải loại bỏ sơn chống hà TBT. Đó là lý do ra đới Công ước quốc tế về kiểm soát hệ thống chống hà độc hại, 2001 (IAFS).
Công ước quốc tế về kiểm soát hệ thống chống hà độc hại, 2001(IAFS)
Trong ngành tàu thuỷ, như chúng ta đã biết: lớp sơn bảo vệ ngoài có tác dụng chống lại sự bám dính và phát triển của các loại hà biển đối với phần vỏ tàu ngâm trong nước cùng với các bộ phận và trang thiết bị thiết yếu của tàu.
Hà bám là một quá trình bất lợi, không mong muốn và vì thế người ta phải loại bỏ hoặc kìm hãm quá trình phát triển. Theo kinh nghiệm khai thác tàu và đo đạc của các nhà khoa học, nếu một cón tàu không có lớp sơn chống hà thì chỉ trong vòng 6 tháng trở lại, trên một mét vuông diện tích ngâm nước sẽ có 150 kg hà và với một tàu chở dầu lớn lượng hà bám trong 6 tháng có thể lên tới 6.000 tấn và hậu quả là làm giảm dáng kể tốc độ tàu và làm mức tiêu hao nhiên liệu tăng thêm 40%, có khi tới 50%. Một số thử nghiệm cho thấy, trưng bình cứ giảm được 10µm độ nhám sẽ tiết kiệm được 1 % tiêu hao nhiên liệu. Vì vậy, để chống hà bám người ta phải sử dụng các loại sơn chống hà và việc này mang lại lợi ích kinh tế cho chủ tàu về nhiều phương diện, trước hết là giảm tiêu hao nhiên liệu kéo dài thời gian hoạt động giữa kỳ, nâng cao tính linh động điều tàu...
Chức năng và nhiệm vụ của sơn chống hà là ngăn chặn sự sống bám ký sinh của sinh vật biển, nhiều loại độc tố được sử dựng trong hợp chất chống bám bẩn đối với sính vật biển. Đã gần 30 năm nay, trong ngành công nghiệp đóng tàu và vận tải biển, sơn chống hà có chứa Tributhyl Thiếc - TBT (gọi là sơn TBT) đã được coi là hoàn thiện nhất, theo thống kê gần 90% lượng sơn chống hà thế giới đã được sử dụng sơn tàu là sơn TBT. Hầu như tất cả các hãng sơn lớn đều dùng công nghệ sơn TBT bởi khả năng chống hà bám rất tốt, khả năng làm nhẵn bề mặt tốt và công nghệ ổn định . Nhưng người ta đã phát hiện ra rằng sơn TBT rất độc hại cho môi trường sinh vật biển và người nên cần phải loại bỏ sơn chống hà TBT. Đó là lý do ra đới Công ước quốc tế về kiểm soát hệ thống chống hà độc hại, 2001 (IAFS).
Theo Công ước này, từ 01/01/2003 cấm các tàu sử dựng hoặc tái sử dụng các loại sơn chống hà TBT và từ ngày 01/01/2008 phải loại bỏ hoàn toàn sơn TBT khỏi bề mặt vỏ tàu và công trình biển. Hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới đã loại bỏ sơn chống hà TBT và yêu cầu các tàu ra vào cảng của các quốc gia đó phả áp dụng công ước IAFS,nếu không, họ sẽ từ chối không cho tàu vào cảng. Các nước EU đã thực hiện toàn bộ các yêu cầu này từ ngày 01/07/2003 . Như vậy, thực tế là chúng ta phải chấp nhận loại bỏ sơn chống hà TBT từ nay trở đi cho dù nó có nhiều tính ưu việt. Ngày 26 tháng 9 năm2003, tại Hà Nội, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tổ chức "Hội nghị triển khai Công ước quốc tế về kiểm soát hệ thống chống hà độc hại của tàu”. Tại hội nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam đã giới thiệu các bổ sung mới của Công ước quốc tế, các quy định về kiểm tra, cấp giấy chứng nhận và các biện pháp cụ thể triển khai đồng bộ áp dụng Công ước IAFS. Tham gia Hội nghị có đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện của các nhà máy đóng sửa chữa tàu, các chủ tàu, các nhà sản xuất và phân phối sơn.
Ngoài nội dung chính về sơn chống hà, Hội nghị còn đề cập tới vấn đề quản lý nước dằn tàu mà sắp tới sẽ có bộ luật về Quản lý nước dằn tàu đưa vào áp dụng. Đây là một yêu cầu mới của IMO đối với chủ tàu và các cơ quan thiết kế tàu chạy biển quốc tế. . .
Tại hội nghị, Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đại biểu tham dự đã hướng tới tiếng nói chung làm cơ sở đề xuất, tham mưu cho Nhà nước tham gia Công ước IAFS, cũng như một số Công ước khác về lĩnh vực an toàn, an ninh hàng hải của Bộ luật ISPS để cùng triển khai đồng bộ.
Vấn đề đặt ra cho ngành công nghiệp tàu thuỷ Vinashin:
Trước vấn đề thay đổi quan điểm công nghệ chống hà bám đồng thời yêu cầu ngày càng phải nâng cao chất lượng và tuổi thọ của lớp sơn đáy tàu, giảm giá thành, kéo dài thời gian tàu phải lên dock. . . đòi hỏi ngành đóng tàu chúng ta phải nhanh chóng triển khai đổi mới các quy trình sơn, đổi mới trang thiết bị công nghệ, đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật.
Toàn ngành cần sớm triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp sau:
- Áp dụng công nghệ sơn chống hà mới để sơn các tàu đóng mới theo quy định. Sử dụng các loại sơn chống hà phù hợp với công ước quốc tê (IAFS)
- Áp dụng cụ giải pháp công nghệ mới để sơn sửa chữa và sơn bảo dưỡng khi tàu lên dock và vào đà có sử dụng loại sơn chống hà thế hệ mới có hiệu quả theo yêu cầu của chủ tàu và yêu cầu chỉ dẫn của hãng cung cấp sơn
- Áp dụng có công nghệ tiên tiến để xử lý các vấn đề độc hại khi phải làm sạch sơn vỏ tàu có chứa các chất độc tố. Xử lý triệt để vấn đề độc hại để bảo đảm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Vì lợi ích bảo vệ môi trường và thiết thực bảo vệ sức khoẻ của chúng ta, việc thay thế các loại sơn chống hà độc hại thế hệ cũ bằng một loại sơn thế hệ sơn mới không độc hại hoặc ít độc hại là một việc làm cần thiết và bắt buộc. Công ước quốc tế về kiểm soát các hệ thống chống hà độc hại của tàu sẽ có hiệu lực nay mai vì các nước EU đã triển khai áp dụng thì điều kiện hiệu lực của Công ước gần như đã đảm bảo. Chúng ta hy vọng rằng việc triển khai các yêu cầu của Công ước này sẽ thuận lợi khi có sự phối hợp đồng bộ giữa chủ tàu - nhà máy đóng, sửa chữa tàu cùng các hãng sơn và Cơ quan Đăng kiểm để giúp cho sự nghiệp phát triển ngành đóng tàu và khai thác tàu biển nước ta nhanh chóng hội nhập với quốc tế và khu vực.
Theo tạp chí Vinashin 8/2007