Vai trò của nghiên cứu khoa học trong việc lựa chọn các biện pháp nâng cao an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam

Thứ năm, 10/01/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Nghiên cứu khoa học và kết quả trong nghiên cứu khoa học đối với mỗi lĩnh vực, chuyên ngành là nền tảng cho mọi thành công trong lĩnh vực và chuyên ngành đó. Nghiên cứu trong lĩnh vực An toàn giao thông (ATGT) còn rất mới mẻ đối với các kỹ sư, nhà nghiên cứu ở Việt Nam, tuy nhiên ở các nước công nghiệp phát triển vấn đề này đã được quan tâm, nghiên cứu từ những năm 50-60.
1 TỔNG QUAN
Tai nạn giao thông (TNGT) đang thực sự là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Trong những năm qua, mặc dù Đảng, Nhà nước đã có nhiều biện pháp để phòng ngừa, kiềm chế tai nạn giao thông, nhưng TNGT vẫn xảy ra nghiêm trọng, gây ra những thiệt hại to lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, trở thành vấn đề xã hội hết sức bức xúc.
Nghiên cứu khoa học và kết quả trong nghiên cứu khoa học đối với mỗi lĩnh vực, chuyên ngành là nền tảng cho mọi thành công trong lĩnh vực và chuyên ngành đó. Nghiên cứu trong lĩnh vực An toàn giao thông (ATGT) còn rất mới mẻ đối với các kỹ sư, nhà nghiên cứu ở Việt Nam, tuy nhiên ở các nước công nghiệp phát triển vấn đề này đã được quan tâm, nghiên cứu từ những năm 50-60. Trước tình trạng mất an toàn giao thông đặc biệt là giao thông đường bộ hiện nay, đòi hỏi các nhà khoa học chuyên ngành đường ô tô trong nước cần tiến hành nghiên cứu cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trên thế giới vào điều kiện Việt Nam nhằm góp phần thay đổi tình hình diễn biến phức tạp về TNGT hiện nay.
Trong khuôn khổ bài viết này xin được đề cập đến một số vấn đề về vai trò của nghiên cứu khoa học trong việc lựa chọn các biện pháp nâng cao an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam.
II NỘI DUNG
Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực An toàn giao thông đường bộ là một công cụ bổ trợ, giúp nâng cao hiệu quả khi thi hành các chính sách trong lĩnh vực An toàn giao thông.
Kết quả của nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực ATGT sẽ quyết định các chính sách mà Chính phủ, các cấp chính quyền áp dụng. Điều này được hiểu là cần đặt ra những mục tiêu nào và cần áp dụng những biện pháp nào để nâng cao an toàn giao thông đường bộ.
Thông tin về số lượng và tình huống xảy ra các biến cố trong các vụ tai nạn giao thông nào đó có thể đưa đến oác biện pháp thực hiện khác nhau, đồng thời chi phôi đến sự phát triển và tính phổ cập nhận thức của các biện pháp này một cách khác nhau. Việc đưa ra các ý tưởng khi soạn thảo những biện pháp mới hoặc hoàn thiện những biện pháp đang thực thi có ảnh hưởng thế nào đến các vụ tai nạn giao thông? Điều này chính là mục đích của các nghiên cứu khoa học, đồng thời là những cơ sở để tiến hành chính sách trong lĩnh vực An toàn giao thông.
Người ta không thể tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao an toàn giao thông đường bộ khi không dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học không phải lúc nào cũng giải đáp được vấn đề, chẳng hạn như việc giảm thiểu số lượng các vụ tai nạn giao thông. Chỉ khi, các cấp Bộ, Ngành, các nhà chính trị và nhân dân nhận thức được một cách rõ ràng việc cần thiết đảm bảo an toàn giao thông thì các biện pháp mang tính chất triệt để nhất mới có thể được áp dụng và áp dụng có hiệu quả. Chính vì vậy, việc xã hội nhận thức được vấn đề và mong muốn giảm thiểu số lượng các vụ tai nạn giao thông chính là đều kiện tiên quyết, quan trọng để tiến hành các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực an toàn giao thông.
Các nghiên cứu cần phải chỉ ra được sự ảnh hưởng của các biện pháp mà Chính phủ, chính quyền các cấp áp dụng với mục đích giảm thiểu số lượng thiệt hại thì cần phải làm thế nào cho tốt nhất. Đồng thời các nhà nghiên cứu cần phải cố gắng phân định một cách rõ ràng giữa các vấn đề mang tính chất chuyên môn với chính sách. Ngoài ra các nhà nghiên cứu cũng cần phải tìm tòi sáng tạo, vận dụng một cách linh hoạt, kết hợp với các chính sách, chiến lược phát triển nhằm đưa ra được những đề xuất, kiến nghị mang tính đồng bộ, chiến lược và hiệu quả cao. Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là phải chỉ ra được những khó khăn khi thực hiện các biện pháp cải thiện vấn đề ATGT nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Điều đó có nghĩa là các nghiên cứu cần phải có tính thực tiễn và không liên quan tới lợi ích thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện các biện pháp cụ thể, không Phụ thuộc vào sự có mặt, ý nghĩa và tính hiệu quả của các biện pháp đó.
Các nghiên cứu được tiến hành theo nhiệm vụ mà Chính phủ, chính quyền các cấp đề ra vì thế có thể đôi khi chúng phụ thuộc vào lợi ích của người đặt ra nhiệm vụ đó, do vậy không phải lúc nào cũng là có căn cứ chính xác, khách quan.
Việc thống nhất giữa các xu hướng đối lập của các nghiên cứu khác nhau với vai trò của các nghiên cứu này trong việc hỗ trợ những cách giải quyết thực tiễn và cụ thể được xem là một bài toán rất nan giải. Bằng cách này không thể đo tính chất khách quan khoa học trong đó như là những đại lượng vật lý, không có sự đảm bảo tuyệt đối cho tính chất khách quan khoa học trong các nghiên cứu này.
Thực tế thì việc phê phán của nhà nghiên cứu này đối với các nhà nghiên cứu khác và việc công khai các kết quả nghiên cứu tà một trong những nhân tố quan trọng góp phần hỗ trợ nghiên cứu khoa học mang tính chất khách quan. Tuy nhiên cả điều này cũng không đảm bảo được tính khách quan. Thậm chí một nghiên cứu tốt nhất cũng không là đủ, để xã hội có thể hoàn toàn nhận thức ra, cũng như giải quyết được những vấn đề về An toàn giao thông.
Những kiến thức và lập luận về mặt khoa học có những ảnh hưởng nhất định đến sự thuyết phục của các phương pháp khác nhau, những điều này là cần thiết nhưng chưa thể đủ để có thể giải quyết những vấn đề đặt ra. Ngoài kiến thức ra cũng cần phải có mong muốn giải quyết những vấn đề này và cũng cần có nguồn cần thiết để thực hiện các biện pháp một cách có hiệu quả đồng thời cũng cần có bộ máy hành chính để theo dõi công tác thực hiện các biện pháp này.
Một số vấn đề được đặt ra cho việc nghiên cứu trong lĩnh vực An toàn giao thông.
Tại sao lại xảy ra các vụ tai nạn giao thông? Những cách lý giải đưa ra nguyên nhân nào là hợp lý hơn cả? Những kết luận mang tính thực tiễn nào có thể rút ra được từ những lý giải về nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông.
Tai nạn giao thông có phải là một vấn đề hoàn toàn tự điều chỉnh, không phụ thuộc vào các biện pháp do Chính phủ, chính quyền các cấp thực hiện. Tại sao những người tham gia giao thông lại thay đổi hành vi do tác động của các biện pháp riêng rẽ nhằm nâng cao an toàn giao thông. Sự tin tưởng và không tin tưởng đóng vai trò thế nào trong giao thông đường bộ? Sự tin tưởng giả (ảo tưởng) liệu có thể giải quyết được vấn đề không?
Làm thế nào có thể giảm số lượng các vụ tai nạn? Từ những nhận thức về tác động của những phương pháp khác nhau đến an toàn giao thông có thể rút ra kết luận gì? Có thể lựa chọn những hường hoạt động chủ yếu nào để giảm thiểu số lượng các vụ tai nạn? Vấn đề là bằng cách nào có thể nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp nhằm nâng cao an toàn giao thông và đòi hỏi cần đưa được ra những yêu cầu nang tính phương pháp luận. Điều này cần phải được thẩm định một cách tỉ mỉ hơn.
Đối tượng của nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực An toàn giao thông.
Đối tượng của nghiên cứu trong lĩnh vực ATGT bao gồm 4 yếu tố cơ bản:
Cơ sở hạ tầng giao thông. Người tham gia giao thông. Phương tiện tham gia giao thông. Môi trường trong giao thông.
Trong bốn yếu tố trên thì 3 yếu tố Cơ sở hạ tầng giao thông, Người tham già giao thông, Phương tiện tham gia giao thông là quan trọng nhất, để giải quyết được vấn đề an toàn giao thông thì cần thực hiện đồng thời, triệt để cả ba yếu tố (khi điều kiện cho phép nên thực hiện cả 4 yếu tố) trên mới đem lại kết quả như mong muốn.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu đường bộ Anh (TRL), trong khi xem xét phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nêu trên đến tình hình TNGT, họ đã định lượng được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố như bảng sau:
Bảng 1

STT
Các yếu tố ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng (%)
1
Người tham gia giao thông
63,5
2
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
28,0
3
Phương tiện tham gia giao thông
8,5

 
Tùy theo các đề án, dự án mà người ta đề ra các chương trình hành động dưới các góc độ khác nhau gắn liền với đặc thù của mỗi đất nước, vùng miền sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Các phương pháp hiện nay đánh giá an toàn giao thông trên đường:
Do số lượng đáng kể người bị nạn và tổn thất về vật chất liên quan đến TNGT, người ta đã soạn thảo các phương pháp khác nhau đánh giá mức độ an toàn chuyển động trên đường ô tô và đường phố với mục tiêu chỉ ra các đoạn nguy hiểm và cảnh báo TNGT. Xét về điều kiện có thể chia tất cả các phương pháp này thành các nhóm cơ bản sau : Thống kê; Xác suất; Các nhóm cơ bản trong phân tích chế độ chuyển động của phương tiện trên các đoạn đánh giá; Xung đột kỹ thuật vận tải (tình huống xung đột).
Đánh giá mức độ an toàn chuyển động trên cơ sở tính toán thống kê các vụ TNGT được thực hiện một cách trực tiếp theo các số liệu tai nạn thực tế. Các phương pháp thống kê bắt đầu được áp dụng sớm hơn tất cả các phương pháp khác và cho đến ngày nay là phương pháp phổ biến nhất. Người ta thường đánh giá mức độ an toàn chuyển động nhờ sự giúp đỡ của các chỉ số tai nạn riêng biệt tương đối và tuyệt đối Các chỉ số tuyệt đối cho phép đánh giá sự nguy hiểm của các đoạn đường thông qua tổng số TNGT trong khoảng thôi gian trước đó. Khi đó các đoạn mà có số TNGT vượt quá số lượng quy định trong giai đoạn xem xét thì được coi là các đoạn nguy hiểm.
Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực An toàn giao thông ở Việt Nam.
Trước đây ở Việt Nam đã có một vài chương trình nghiên cứu về ATGT, song cũng đã thực hiện một số chương trình, đề án nhằm nâng cao an toàn giao thông. Tuy nhiên chưa có các nghiên cứu mang tính vĩ mô và chiến lược cũng như chưa có các biện pháp quyết liệt và triệt để do vậy chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Đến năm 2007 với sự giúp đỡ của tổ chức JICA (Nhật Bản) đã thực hiện dự án "Nghiên cứu quy hoạch tổng thể an toàn giao thông tại Việt Nam". Dự án triển khai nhiều phương pháp kỹ thuật, cụ thể là: Xúc tiến các biện pháp an toàn giao thông theo quan điểm 4Es (kỹ thuật, cưỡng chế, giáo dục và cấp cứu); củng cố mối quan hệ giữa các cơ quan chính quyền và giữa chính quyền trung ương với địa phương theo nguyên tắc 4Cs (hợp tác, cộng tác, phối hợp và đối thoại); phát triển và áp dụng một cách có hệ thống các phương pháp giáo dục và tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức người dân về an toàn giao thông; đề cao các biện pháp an toàn giao thông phù hợp và hiệu quả dựa trên phân tích khoa học; đảm bảo nguồn nhân lực và tài chính cho an toàn giao thông; cải thiện thể chế nhằm đảm bảo các biện pháp an toàn giao thông bền vững; đưa ra kế hoạch tổng thể và chương trình hành động 5 năm; định hưng nghiên cứu theo ngành (lĩnh vực). Do mới bắt đầu từ tháng 7 nên chưa có những đánh giá về kết quả thực hiện.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu trong lĩnh vực An toàn giao thông hiện nay đang đòi hỏi sự tập trung trí tuệ cao nhất của đội ngũ khoa học chuyên ngành ATGT và đường ô tô. Đội ngũ nghiên cứu khoa học trong nước cần phát huy tính độc lập, tự cường dân tộc trong việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Lĩnh vực ATGT là một lĩnh vực lớn đòi hỏi tập trung nghiên cứu chuyên sâu và một đội ngũ nghiên cứu và thực hiện chuyên nghiệp. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam mà chưa có các Trung tâm, Viện nghiên cứu như nhiều nước trên thế giới. Điều này cho thấy về cơ cấu tổ chức bộ máy ở nước ta đang còn thiếu các cơ quan nghiên cứu và thực hiện các vấn đề trong lĩnh vực ATGT.
Cần hình thành hệ thống các Viện hoặc Trung tâm nghiên cứu An toàn giao thông trong bộ máy hoạt động của Bộ Giao thông vận tải. Các cơ quan này sẽ hoạt động song song với các Viện Đường bộ, Cầu hầm theo như mô hình của nhiều nước trên thế giới. Với sự ra đời, hoạt động và đóng góp của mạng lưới các Viện và Trung tâm nghiên cứu ATGT sẽ góp phần giải quyết tình trạng mất ATGT hiện nay và xây dựng một cách bền vững hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam.
Trước mắt đề xuất thành lập Trung tâm nghiên cứu An toàn giao thông trực thuộc Viện Khoa học Công nghệ GTVT làm mô hình thí điểm, là tiền đề cho việc hình thành Viện nghiên cứu An toàn giao thông và các Trung tâm khác trên phạm vi cả nước.
TS ĐÀO HUY HOÀNG - Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
 

Tap chi cau duong 12/2007

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)