Đường sắt Kuala Lumpur (Malaysia):Ðường tàu nhẹ tự động dài nhất châu Á

Thứ sáu, 17/05/2013 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Malaysia là một đất nước đang có những bước thay đổi mạnh mẽ. Thủ đô Kuala Lumpur phát triển nhanh chóng, táo bạo và đầy ấn tượng, kể cả về giao thông.
Malaysia là một đất nước đang có những bước thay đổi mạnh mẽ. Thủ đô Kuala Lumpur phát triển nhanh chóng, táo bạo và đầy ấn tượng, kể cả về giao thông.

Tàu nhẹ - Hình ảnh trung tâm của giao thông Kuala Lumpur

 Có thời gian người ta đã quá đề cao loại xe Proton, loại ô tô nội địa, nên không có gì đáng ngạc nhiên, khi Kuala Lumpur là một trong những thành phố phụ thuộc vào ô tô nhất thế giới. Trong một thành phố khoảng hai triệu dân, giao thông công cộng chỉ chiếm 20% trong tổng số cuộc đi lại bằng cơ giới, so với Manila là 62% (10,2 triệu dân) và Hong Kong là 80% (6,5 triệu dân). Kết quả là: tăng ùn tắc và tăng ô nhiễm.


Di chuyển trong một đô thị ồn ào, nhộn nhịp như Kuala Lumpur thật khó khăn, vì phương tiện xe buýt thì yếu kém, xe taxi thì luôn chịu sức ép về giá cả. Nhưng ngày nay, một hệ thống tàu nhẹ chạy ngang dọc thành phố đã làm cho việc đi lại được dễ dàng, không còn nạn kẹt xe, khói bụi.

Trước tình hình ô tô cá nhân gia tăng cùng với giao thông tắc nghẽn, Chính phủ đã từng bước giảm nhẹ những khó khăn bằng cách xây dựng “Hệ thống Tàu nhẹ” (LRT). Mặc dù gọi là tàu nhẹ (Light rail transit), nhưng đó là một mạng metro hoàn toàn độc lập, trước đây thuộc ba công ty khác nhau, nay thống nhất vào Rapid KL Rail thuộc sở hữu công cộng. Hệ thống LRT đã tạo nên hình ảnh trung tâm của mạng giao thông tổng hợp, cùng với sự hỗ trợ của xe buýt và tàu đô thị.

Mạng ĐS tổng hợp: tàu nhẹ, tàu một ray, ĐS đô thị, ĐS sân bay

Toàn bộ mạng giao thông ĐS khu vực Kuala Lumpur bao gồm: hai tuyến tàu nhẹ Ampang và Kelana Jaya và một tuyến tàu một ray KL Monorail, do Rapid KL quản lý, cùng với các tuyến ĐS đô thị KTM Komuter và ĐS sân bay Express Rail Link thuộc ĐS quốc gia. Tất cả đều quy tụ vào ga trung tâm thành phố KL Central.

Tuyến tàu nhẹ Ampang (trước đây gọi là STAR), dài 27 km, gồm một tuyến Bắc – Nam và một nhánh rẽ phía Đông. Tuyến tàu nhẹ Kelana Jaya (trước đây gọi là PUTRA) dài 29 km nối khu vực Đông - Bắc thành phố với vùng phía Tây. Hai tuyến giao nhau tại quận tài chính trung tâm ở Masjid Jamek.

Tuyến Ampang là hệ thống ĐS trên cao, khai thác từ năm 1998 và trở thành phương tiện vô cùng quen thuộc với du khách dự Commonwealth Games thứ 16 năm 1998. Tuyến Kelana Jaya là kết hợp giữa đường trên cao và đường ngầm, hoàn thành năm 1999.

Tuyến Kelana Jaya – Tuyến metro tự động dài nhất châu Á và thứ nhì thế giới

Nối từ Công viên Nhân dân đến Gombak, tuyến tàu nhẹ Đông - Bắc – Tây - Nam này chạy qua một trong những khu vực có ảnh hưởng nhất và đông dân nhất thành phố đã được hoàn thành năm 1999. Hệ thống metro dài 29 km hoàn toàn không người lái dài thứ hai thế giới (sau Dubai 74,695 km) và là hệ thống metro tự động dài nhất châu Á.

Việc xây dựng 29 km tàu nhẹ này được chia thành hai đoạn: Đoạn 1 từ đề pô Subang đến Ga Pasar Seni, khai thác từ tháng 9/1998 và đoạn 2 từ Ga Pasar Seni đến Ga cuối PUTRA, bắt đầu thi công từ tháng 6/1999. Đoạn đường cuối cùng và một đoạn nối dài đã được đưa vào hoạt động tháng 8/2006.

Tiêu điểm của hệ thống là Công viên Nhân dân, ở phía Tây Kuala Lumpur, thời gian hành trình từ đầu đến Gombak (cuối đường) là 45 phút và đến Pasar Seni là 21 phút. Có 5 ga trong hầm và 4 ga có chỗ đỗ và gửi xe. Tốc độ bình quân là 40 km/h, với năng lực 30.000 hành khách/giờ trên mỗi hướng. Hệ thống hoạt động 18 giờ/ngày.

Tuyến đường có 24 ga, trong đó có 16 ga trên cao và 5 ga ngầm. An toàn rất được quan tâm tại các ga, mép dọc ke ga đều có rào chắn cùng hệ thống phát hiện khi có hành khách đứng quá gần tàu đang chạy hoặc quá gần đường ga. Các ke đều có các nút cấp cứu và hai điện thoại hai chiều nối với phòng điều hành trung tâm, theo dõi toàn bộ hệ thống bằng camera. Các ga đều xây dựng theo thiết kế định hình với cùng chiều dài ke 68m. Ray gắn chặt trên nền đường, không dùng ba lát nên có thể đặt khe hở giữa tàu và mép ke là 5cm, thuận tiện cho người khuyết tật.

Đường dốc nhẹ, cao nhất là 5%, với dốc này tốc độ bình quân ban đầu có thể là 38 km/h.
Nối với các hệ thống giao thông khác là một bộ phận quan trọng của mạng đường. Ga lớn đều có chỗ đỗ xe buýt và trung chuyển với các ĐS khác.

Thời gian đầu người ta sử dụng 70 toa thùng nhôm, có điều hòa nhiệt độ, với hai mô tơ điện cảm ứng tuyến tính, nên mức độ tiếng ồn rất nhỏ. Các toa này đều do Bombardier chế tạo để lập thành 35 ram tàu loại hai toa, chuyên chở được 60 hành khách ngồi và 350 hành khách đứng vào giờ cao điểm. Tháng 10/2006 đã có môt đơn đặt hàng mới, cung cấp thêm 52 toa, lập thành 22 ram tàu loại bốn toa.

Mạng đường được trang bị hoàn toàn tín hiệu tự động đáp ứng thời gian gián cách chạy tàu 90 giây trong giờ cao điểm và 5-10 phút ngoài giờ cao điểm.

Thông tin hai chiều trên tàu, giúp hành khách có thể trao đổi với phòng điều hành trung tâm bất cứ lúc nào. Soát vé hoàn toàn tự động, các ga bận rộn nhất đều có thang cuốn, đường dốc cho xe lăn, có sàn trải loại vải đặc biệt, có thông báo được ghi âm trước, có dành chỗ cho người cao tuổi và chỗ để xe lăn. Nhờ hệ thống thông tin trên tàu mà trên màn hình sơ đồ tại các ga, mỗi khi tàu sắp tới ga nào thì ga đó sáng lên.

Mặc dù có mức độ tự động cao, hệ thống vẫn cần 160 nhân viên chạy tàu và 220 nhân viên bảo dưỡng, tạo công ăn việc làm cho nhân dân Kuala Lumpur và vùng phụ cận.


Nguồn tư liệu: ĐSVN, Kiat.net – Kuala Lumpur mass transit – Rapid KL Rai

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)