ĐSVN: Bổ cứu tính năng, nâng cao an toàn dữ liệu cho hệ thống bán vé điện toán

Thứ hai, 01/07/2013 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Hệ thống bán vé điện toán được xây dựng từ năm 2003, qua 2 phiên bản đã đóng góp quan trọng trong việc quản lý, khai thác sản xuất kinh doanh vận tải hành khách của ĐSVN. Từ 10 ga ban đầu và chỉ bán vé cho các tàu Thống Nhất, đến nay hệ thống đã được mở rộng khai thác trên tất cả các tuyến và hầu hết các ga có tác nghiệp hành khách, các đại lý bán vé tàu. Tuy nhiên, qua nhiều năm sử dụng, hệ thống cũng bộc lộ nhiều tồn tại cần khắc phục…
Hệ thống bán vé điện toán được xây dựng từ năm 2003, qua 2 phiên bản đã đóng góp quan trọng trong việc quản lý, khai thác sản xuất kinh doanh vận tải hành khách của ĐSVN.

Từ 10 ga ban đầu và chỉ bán vé cho các tàu Thống Nhất, đến nay hệ thống đã được mở rộng khai thác trên tất cả các tuyến và hầu hết các ga có tác nghiệp hành khách, các đại lý bán vé tàu. Tuy nhiên, qua nhiều năm sử dụng, hệ thống cũng bộc lộ nhiều tồn tại cần khắc phục…

Ưu - nhược điểm của hệ thống

Không thể phủ nhận rằng từ khi ra đời và đưa vào sử dụng, hệ thống bán vé điện toán đã đáp ứng được quá trình phát triển ứng dụng: từ 10 ga ban đầu và chỉ bán vé cho các tàu Thống Nhất, đến nay hệ thống đã mở ra ở 9 tuyến, 444 cửa vé và cửa quản lý, và hơn 60 đôi tàu.

Hệ thống được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản: thông bán, thông trả, thông kiểm đảm bảo một hệ thống trong suốt, minh bạch giúp việc chỉ đạo, quản lý, khai thác được nhanh chóng, chính xác, kịp thời, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các tính năng là một chỉnh thể thống nhất giúp quá trình điều hành và phối kết hợp giữa các đơn vị thông suốt, hiệu quả; bám sát các thay đổi yêu cầu nghiệp vụ, đáp ứng các chính sách kinh doanh của ngành.

Với cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế nhưng hệ thống đã được xây dựng, điều chỉnh một cách linh hoạt, tận dụng hiệu quả tài nguyên hiện có nhằm duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo quá trình sản xuất thông suốt…

Mặc dù đã đáp ứng cơ bản các yêu cầu nghiệp vụ, nhưng hệ thống cũng tồn tại những điểm cần khắc phục như: Trang thiết bị thiếu và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hệ thống, một số máy chủ có tuổi thọ gần 14 năm vẫn đang phải tận dụng; thiếu nhân lực cho vận hành và phát triển hệ thống. Tại nhiều thời điểm đặc biệt, nhất là cao điểm như Tết, hè, tốc độ xử lý của hệ thống chậm, ảnh hưởng đến các tác nghiệp nghiệp vụ. Một số yêu cầu nghiệp vụ phát sinh chưa được giải quyết. Những trở ngại như treo chỗ, không cập nhật vé bán… vẫn chưa được giải quyết triệt để; vấn đề công nghệ cho máy in vé chưa đa dạng.

Đối với thông tin cung cấp cho các tổ tàu từ hệ thống bán vé điện toán ngoài sơ đồ đoàn tàu chưa có kênh nào khác, nên thông tin hành khách lên tàu cho các tổ tàu chậm và không có tính cập nhật...

An toàn dữ liệu - một trong những quan tâm hàng đầu

Đối với hệ thống bán vé điện toán, vấn đề an toàn dữ liệu được đặt lên hàng đầu. Theo đó, cần bổ sung thêm tính năng khóa dữ liệu để bảo đảm sau khi kết thúc giao dịch, số liệu không được thay đổi, nếu có thay đổi cần phải có sự cảnh báo cho các bộ phận liên quan. Số liệu khai thác (đối với các dữ liệu đã khóa) bảo đảm. Tách server phục vụ công tác bán vé, và phục vụ công tác khai thác dữ liệu (các dữ liệu đã kết thúc giao dịch) để bảo đảm công tác bán vé luôn đáp ứng tốt nhất.

Ngoài ra, cần phân tích, thiết kế lại cơ sở dữ liệu để phù hợp với tình hình mới cũng như phát triển trong tương lai bao gồm việc phân tải dữ liệu và bổ sung thông tin để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ.

Bổ cứu tính năng, đáp ứng yêu cầu SXKD và nhu cầu hành khách

Thực tế vận hành và sử dụng cho thấy, trong chương trình bán vé cần bổ sung một loạt chức năng như: tra tìm cho thư ký (với các tham số như ga đi, ngày đi, ga đến, mác tàu, loại chỗ); bán vé tập thể; chỉnh sửa thông tin mã số thuế và đơn vị quản lý trên vé hành khách; bán vé tập thể sử dụng máy in vé thông thường không dùng máy in vé như hiện nay (tiến tới thay đổi việc in vé trên các đoàn tàu); bổ sung tham số quy định thời gian chiếm dụng chỗ cho từng cửa vé (thông báo thời gian còn lại trước khi thu hồi chỗ kể từ khi xin chỗ lần sau cùng); bán vé cước hành lý trên hệ thống bán vé điện toán…

Trong giao diện trả vé, hệ thống nên cho phép thư ký chọn lựa kho vé trả lại. Ngoài mặc định là trả về kho vé gốc (kho vé khi xuất vé) cho phép thư ký chọn lựa kho vé trả về để cửa vé đó có thể bán tiếp (xuất vé lại) như kho vé “công cộng”, “công cộng hạn chế”, “tập thể ga”…

Hệ thống cũng cần bổ sung thêm các chức năng như: tra tìm trạng thái của cửa vé (không làm việc, đang khóa, đang vận hành chức năng nào, thời gian có giao dịch gần nhất…); tra tìm thành phần đoàn tàu; thống kê số lượng (có thể cả sản lượng luân chuyển và doanh thu) hành khách có mặt trên tàu tại một ga (bao gồm tổng số hành khách đi tàu đến ga và hành khách lên tàu /xuống ga), dùng cho công tác kiểm tra trên tàu; điều chỉnh báo cáo vé khách trả lại trong tách vận doanh để có thông tin tổng hợp phân tích vé trả lại thuộc đơn vị quản lý tàu, phục vụ công tác báo cáo nhanh sản lượng doanh thu theo đơn vị tàu; bổ sung Nhật ký điều vé vào kho vé Phone thông qua nghiệp vụ dành chỗ bán vé qua điện thoại giao vé tại nhà…

Ngoài ra, cần bổ sung phương pháp tính giá vé, ngoài phương pháp tính giá như hiện nay, thông qua một số tham số quy định phương pháp tính giá, để có thể xây dựng giá vé linh hoạt. Đây là điều kiện để áp dụng được các chính sách khuyến mãi riêng biệt trên hệ thống bán vé điện toán…

Có một thực tế là trên tàu vẫn còn chỗ trống, nhưng dưới ga hành khách không mua được vé. Do đó, khi hệ thống chưa có chức năng ghép chặng, cần điều hành sát sao việc bán vé ở các công ty VTHK, tổ chức ngắt chặng theo thời gian hợp lý, kiểm soát tốt việc trả chỗ; nâng cao năng lực điều hành… nhằm hướng tới mục tiêu “bán thứ hành khách cần, chứ không phải chỉ bán thứ chúng ta còn lại”.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, hệ thống cũng cần bổ sung chức năng cắt chặng theo cự ly, thời gian trong các kho vé nghiệp vụ khác (hiện nay chỉ có tác dụng tại kho vé “công cộng hạn chế”; tính năng ngắt chặng theo hạn chế ga đi, hạn chế ga đến trong các kho vé khác như kho vé website, kho vé tập thể của các ga (hiện tính năng này chỉ dùng được cho kho vé “công cộng hạn chế”); chức năng tra tìm vé bán trong một ca bán vé tại cửa vé (trong module bán vé) xếp theo series vé bán để thư ký kiểm tra và phát hiện ngay sự cố về dữ liệu…

Việc cần có một sự nghiên cứu cụ thể để đầu tư, nâng cấp hệ thống điện toán bao gồm cả phần cứng và phần mềm là hết sức cần thiết và cấp bách. Bổ cứu các tính năng cho hệ thống sẽ giúp việc chỉ đạo, quản lý, khai thác hiệu quả, chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành cũng như đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hành khách trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình vận tải như hiện nay.

Nguồn: ĐSVN

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)