Ứng dụng công nghệ để chống ùn tắc giao thông
Mặc dù các quốc gia đã phải bỏ không ít công sức tìm lời giải cho bài toán “ùn tắc” song có vẻ như những cố gắng ấy mang lại kết quả ngoài mong đợi, thậm chí nhiều cách thức chống ùn tắc, càng khiến cho tình hình giao thông trở nên phúc tạp hơn.
Ùn tắc giao thông là vấn đề mà nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt, nhất là những quốc gia đang phát triển.
Mặc dù các quốc gia đã phải bỏ không ít công sức tìm lời giải cho bài toán “ùn tắc” song có vẻ như những cố gắng ấy mang lại kết quả ngoài mong đợi, thậm chí nhiều cách thức chống ùn tắc, càng khiến cho tình hình giao thông trở nên phúc tạp hơn.
Một số giải pháp mà nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang thử nghiệm, đó là chống ùn tắc giao thông bằng luật pháp, cải tiến cơ sở hạ tầng từ sự can thiệp mạnh mẽ của nhà cầm quyền, điển hình là Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ… Tuy nhiên, đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời, và chắc chắn sẽ không thể giải quyết triệt để bài toán “ùn tắc” từ những giải pháp đơn lẻ, thiếu kết hợp với các giải pháp khác.
Chính vì vậy, cuộc chiến chống "ùn tắc" đã kéo theo các nhà khoa học, công nghệ vào cuộc với hy vọng sớm tìm được đáp số đúng đắn cho bài toán “ùn tắc”. Đại diện tiêu biểu cho giải pháp chống “ùn tắc” giao thông từ góc độ công nghệ phải nói đến giải pháp của Honda và Horn.
Honda là nhà tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ tìm kiếm giải pháp chống ùn tắc giao thông qua hệ thống giao tiếp giữa xe với xe. Hệ thống này cho phép xe liên lạc, chia sẻ thông tin thông với nhau qua thuật toán đám mây. Từ đó, các tài xế nhận diện được hành trình mình đang đi, và những lộ trình được cảnh báo cần thay đổi, khi đang có dấu hiệu ùn tắc.
Hệ thống của Honda về cơ bản vẫn phụ thuộc vào ý thức của người tham gia giao thông, thuật toán đám mây chỉ hỗ trợ thông tin cho cho tài xế về lộ trình, thông tin ùn tắc, thời tiết. Còn việc người điểu khiển xe có dừng lại hay vẫn tiếp tục di chuyển khi lộ trình phía trước đang ùn tắc lại là chuyện khác.
Hệ thống của Honda là như vậy, còn giải pháp của Horn thì sao?
Horn là một giáo sư của Khoa kỹ thuật điện và công nghệ máy tính của Học viện kỹ thuật Massachusetts (Mỹ). Ông đã phát minh ra thuật toán Horn và hiện đang thử nghiệm, với hy vọng thuật toán này sẽ là một giải pháp chống ùn tắc giao thông hữu hiệu.
Thuật toán Horn không dựa trên điện toán đám mây như Honda mà dựa vào hệ thống cảm biến, Camera, Radar, máy đo tốc độ về khoảng cách giữa xe với xe. Khi xe phía trước đang giảm tốc, tín hiệu đó sẽ được truyền đến xe sau, và tương tự xe sau cũng sẽ tự động giảm tốc để giữ khoảng cách giữa 2 xe ở một hằng số nào đó.
Như vậy, sẽ không còn hiện tượng xe sau dồn lên phía trước, trong khi đó các xe ở phía trước đang mắc kẹt dẫn đến hiện tượng ùn tắc trầm trọng thường thấy ở các thành phố lớn.
Khó khăn duy nhất khi áp dụng công nghệ vào chống ùn tắc giao thông là giá của các thiết bị rất cao, thông thường chỉ những xe cao cấp mới được trang bị hệ thống công nghệ tiên tiến này.
Tuy nhiên, các nhà công nghệ vẫn kỳ vọng vào tương lai không xa, khi mà giá thành công nghệ giảm, cho phép ứng dụng rộng rãi vào giải quyết vấn đề ùn tắc kết hợp với các giải pháp của chính phủ, bài toán “ùn tắc” giao thông chỉ còn là vấn đề đơn giản.
Theo VOVGT
toan