Nên lắp dây bảo hiểm an toàn cho cầu treo dân sinh

Thứ tư, 05/03/2014 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Nên lắp dây bảo hiểm an toàn cho cầu treo dân sinhChỉ cần sử dụng một đoạn dây cáp quàng nối tắt từ đầu cáp chịu lực đến đầu thanh neo và khóa lại bằng cóc cáp, khi xảy ra các sự cố đoạn cáp này sẽ chịu lực tạm thời để tránh nghiêng cầu quá giới hạn, giảm được sự cố đáng tiếc xảy ra.

Chỉ cần sử dụng một đoạn dây cáp quàng nối tắt từ đầu cáp chịu lực đến đầu thanh neo và khóa lại bằng cóc cáp, khi xảy ra các sự cố đoạn cáp này sẽ chịu lực tạm thời để tránh nghiêng cầu quá giới hạn, giảm được sự cố đáng tiếc xảy ra.

Trên cả nước hiện nay có đến hàng nghìn cây cầu treo dân sinh. Cầu treo dân sinh được hiểu là các cầu treo dây võng vượt qua các suối, hay khe núi sâu. Khẩu độ thông thường từ vài chục mét đến năm, bảy mươi mét, có khi đến trên trăm mét, với bề rộng cầu thông thường từ 1,5- 2,5 mét. Cầu phục vụ cho xe máy, người đi bộ và các xe thô sơ trên các đường bản, đường xóm, đường lên nương rẫy, chủ yếu ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Trước kia, nền kinh tế tự cấp tự túc thì giao lưu thấp, chủ yếu là lội bộ trong mùa khô, mùa mưa thì ách tắc vì vậy số lượng cầu rất ít.

Chỉ cần có một sơi dây cáp bảo hiểm quàng nối tắt từ đầu cáp đến đầu thanh neo và khóa lại bằng cóc cáp sẽ giúp cho cầu an toàn hơn.

Chỉ cần có một sơi dây cáp bảo hiểm quàng nối tắt từ đầu cáp
đến đầu thanh neo và khóa lại bằng cóc cáp sẽ giúp cho cầu an toàn hơn.

Cầu treo dân sinh thực ra đã xuất hiện đã lâu, xa xưa là bện dây rừng vắt qua để đi lại, trong kháng chiến phục vụ hành quân, tải hàng trong thời gian ngắn,... nhiều khi chỉ là hai sợi cáp buộc nối vào 2 gốc cây ở 2 bờ được gác qua bằng các đoạn tre, gỗ. Trong những năm gần đây nhu cầu giao thương lớn hơn, vật tư sắt thép sẵn hơn vì vậy các cầu treo dân sinh được đầu tư xây dựng nhiều hơn, dưới nhiều hình thức: Nhà nước đầu tư qua các chương trình mục tiêu dự án; Nhà nước và nhân dân cùng làm; Hay nhân dân xóm, bản, hộ gia đình tự làm.

Trong điều kiện như vậy, mức đầu tư cầu phải thấp nhất, tiết kiệm nhất (hầu hết ở vùng nghèo kinh tế khó khăn); điều kiện thi công khó khăn; điều kiện quản lý, khai thác, bảo trì ở mức độ thấp do thiếu cả kinh phí và trình độ quản lý, khai thác (chủ yếu là cấp huyện, xã, bản vùng sâu vùng xa); nhiều cầu xây dựng hoàn toàn bằng kinh nghiệm của bà con xã bản. Chính vì vậy việc khắc phục, chấn chỉnh hay đầu tư thay thế không thể là ngày một ngày hai giải quyết được. Ở đây, tôi xin nêu ra một giải pháp phòng hộ đơn giản để nâng cao an toàn công trình đang khai thác trong phạm vi hay xảy ra sự cố.

Hiện nay các cầu treo dân sinh rất nhiều dạng, nhưng phổ biến có cấu tạo gồm:  02 trụ cổng cầu (bằng bê tông, hay khung thép hình hoặc bằng gỗ); 2 trục cáp chịu lực (hoặc bằng bó các sợi thép phi 6 bện lại); 02 mố neo ở 2 bờ (bằng bê tông, đá xây); Hệ mặt cầu gồm dầm ngang, dầm dọc, mặt cầu (bằng thép hình hoặc bằng gỗ); Hệ dây đeo (treo dầm ngang lên cáp chủ liên kết bằng buộc hoặc tăng đơ nhỏ); Hệ cáp chống sóng dọc, sóng ngang ở gầm cầu liên kết với dầm ngang qua khuyên định vị, liên kết với mố cầu qua các tăng đơ và chốt neo (các cầu gần đây mới có); Liên kết cáp chủ qua mố neo, thanh neo, tăng đơ, cóc cáp, hệ chuyển hướng liên kết cáp (hệ chuyển hướng cáp có cầu có, có cầu không làm mà móc trực tiếp cáp vào tăng đơ)..., quá trình thi công và khai thác được căn chỉnh qua tăng đơ (loại tăng đơ chịu lực lớn).

Nên lắp dây bảo hiểm an toàn cho cầu treo dân sinh

Nên lắp dây bảo hiểm an toàn cho cầu treo dân sinh

Từ cấu tạo của cầu và đúc rút kinh nghiệm trong thực tiễn, các cầu treo dân sinh thường có các dạng sự cố như sau: (trong phạm vi bài viết ngắn tạm phân tích 3 hạng mục chính của cầu):

1- Hệ cột, cổng cầu, mố neo: có thể xói do lũ, nghiêng do lún, cá biệt là rạn nứt dần đến gãy, mố neo có thể bị nhổ: Thường ít gặp và có thể quan sát, theo dõi được diễn biến, nếu xảy ra thì cũng ở mức độ không đột ngột.

2- Hệ mặt cầu (liên kết mặt cầu với cáp chủ và qua các hệ dây đeo cự ly thông thường 1,5m/dây): Có các dạng hư hỏng như: thủng mặt cầu, gãy cục bộ hay tuột một vài dây đeo (không gây đột ngột và khắc phục đơn giản); Trường hợp gặp cây lớn trôi (khi có lũ ống) mắc vào gây trôi, đổ cầu hay hư hỏng cầu (thường hỏng nặng) nhưng thông thường thời điểm lũ này người dân đã cảnh giác quan sát không qua lại nên thường không gây thiệt hại về người.

3- Hệ cáp chủ: Gồm 2 dây song song với nhau (dây cáp thực tế rất ít khi xảy ra đứt đột ngột); Thanh neo (chôn ngàm 1 đầu vào mố neo); Các liên kết cáp: cóc cáp, các chốt hệ chuyển hướng pu ly, tăng đơ... Đây là hệ thống chịu lực chủ yếu của cầu, nhưng lại có quá nhiều những yếu tố bất lợi tập trung: khi thi công căn chỉnh, hàn xì, xoắn, gập dây...; khi khai thác chịu lực dao động, dật, rung lắc thường xuyên, dẫn đến quá trình mỏi, mòn, lỏng lẻo, rạn nứt... cục bộ xảy ra mà bằng mắt thường khó quan sát nhận biết. Khi hư hỏng bất thường xảy ra ở một chi tiết nào trong hệ thống này (như đứt thanh neo tại đầu mố neo; gãy chốt; xé rách bản nẹp pu ly; tuột tăng đơ, gãy tăng đơ, tuột cóc cáp, tuột chốt... ở một dây nào đó), dẫn đến cầu nghiêng đột ngột sang một bên làm người ngã xuống dưới suối gây thương vong (phần nhiều do rơi vào đá ở bãi suối thì nặng hơn).

Nên lắp dây bảo hiểm an toàn cho cầu treo dân sinh

Như vậy, sự cố nguy hiểm nhất hay xảy ra tại khu vực chuyển tiếp từ cáp xuống mố neo (nối cáp- chuyển hướng - tăng đơ - thanh neo). Ngoài ra, đoạn này nằm ngay đầu đường đi lại, ngay bờ suối khi người dân đi làm về ngồi nghỉ ngơi, nhiều khi tò mò quay vặn nghịch tăng đơ rất nguy hiểm cho cầu.

Để giải quyết vấn đề này, giải pháp đơn giản nhất và kinh phí không đáng kể là sau khi thi công, cân chỉnh cầu xong cần sử dụng một đoạn dây cáp quàng nối tắt từ đầu cáp đến đầu thanh neo và khóa lại bằng cóc cáp. Đoạn cáp này có chức năng BẢO HIỂM AN TOÀN phòng trường hợp khi một trong các sự cố nêu trên xảy ra thì đoạn cáp này chịu lực tạm thời để tránh nghiêng cầu quá giới hạn, người kịp thời đi vào bờ; đồng thời đoạn cáp này ngăn cản việc người dân nghịch xoay tăng đơ.

Về tổng thể cần có đồng bộ nhiều giải pháp như: Qui định về công tác quản lý đầu tư các loại hình này từ Tư vấn, thẩm định, phê duyệt, qui chế quản lý khai thác bảo trì; Xây dựng ban hành các định hình các dạng cầu treo theo hướng đơn giản hóa (tối giản hóa các chi tiết), cho các khẩu độ và các vùng miền; Hướng dần đến hạn chế xây dựng cầu treo dân sinh mà tăng cường sử dụng cầu dầm thép, dàn thép lắp ghép (trong điều kiện khoa học công nghệ hiện nay, nhiều cầu khoảng 30m-50m hoàn toàn làm cầu dầm thép hình, dàn thép hình hay thép ống để lắp ghép vừa kinh tế, vừa an toàn).

Nguồn: Duongbo.vn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)