Cách đây hơn 20 năm, rất ít người có thể hình dung rằng đi ô tô từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất một vài ngày. Còn bây giờ, suốt từ Bắc vào Nam, đường đã êm thuận xe cộ tấp nập. Hình ảnh những chiếc xe khác cũ nát, nêm chặt cứng người cùng hàng hóa, xe đạp trên nóc, lắc lư trên những cung đường gập ghềnh ổ voi, ổ gà đã dần đi vào quá khứ. Cũng cách đây chừng ấy thời gian, một ngày chỉ có vài chuyến máy bay từ Việt Nam đi quốc tếvà hơn chục chuyến bay nội địa. Hàng không giá rẻ chỉ mới là thuật ngữ xuất hiện gần đây khi chúng ta gia nhập WTO. Giao thông nông thôn vẫn là bài tóan bế tắc trong nhiều năm vì không có vốn. Nay bức tranh tòan cảnh của ngành Giao thông đã có những bước thay đổi kì diệu. Kết quả này có được là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ trong thời kỳ đổi mới những cố gắng không mệt mỏi của toàn Ngành Giao thông Vận tải và sự đóng góp rất tích cực của cộng đồng thế giới.
Ở thời kỳ đầu tiên của công cuộc đổi mới đất nước - thời kỳ của bước đi đầu tiên trong hành trình CNH-HĐH (1986-1995). trong điều kiện hết sức khó khăn do nguồn vốn đầu tư hạn hẹp. Ngành GTVT đã phát huy nội lực, hòan thành nhiệm vụ kiềm chế sự xuống cấp của hệ thống giao thông và xây dựng một số kết hợp phát huy truyền thống cải tiến công nghệ trong xây đường Bắc Thãng Long - Nội Bài. phong trào giao thông nông thôn theo phương châm”Nhà nước và nhân dân cùng làm” từ một số địa phương đồng bằng Bắc Bộ đã lan rộng ra cả nước. Đối với đường sắt, những kỳ tích đặc biệt về tần suất và thời gian chạy tàu cũng được lập nên trong giai đoạn này nhờ việc đầu tư nâng cấp phương tiện và cải thiện trình độ quản lý. Ngành Hàng hải cũng đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để mở rộng các cảng: đóng mới và sửa chữa các tàu vận tải lớn phục vu các tuyển vận tải Viễn dương. Đặc biệt, ngành Hàng không dân dụng đã mạnh dạn thay thế các máy bay thể hệ cũ của Liên Xô (trước đây) bằng Airbus, Fokker70 làm thay đổi hẳn bộ mặt của hàng không Việt Nam và kích thích thị trường hàng không phát triển sôi động.
Từ nãm 1996 đến nay (có thể coi đây là giai đoạn 2 CNH-HĐH). GTVT nước ta có bước chuyển nhanh hơn, toàn diện hơn, có lúc có nơi đã đi trước một bước, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của nhiều địa phương, vùng miền và cả nước. Trong giai đoạn này,các tổ chức tài chính quốc tể và nhiều nhà tài trợ đã nối lại quan hệ với Việt Nam cung cấp nhiều khỏan viện trợ quan trọng cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Nhờ vậy, Ngành GTVT đã có điều kiện và nguồn lực để phát triển cả về bể rộng lẫn chiều sâu. Hàng loạt công trình giao thông qui mô lớn, tầm cỡ khu vực và thế giới đã được xây dựng ở Việt Nam như cầu Sông Gianh, cầu Mỹ Thuận, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân. Quốc lộ 1 từ Lạng Sơn tới Cà Mau, Quốc lộ 5, đường Hồ Chí Minh, cảng nước sâu Cái Lân, nhà ga T1 Cảng Hàng không Nội Bài... đây chính là những minh chứng sinh động về sự chuyển biển rõ rệt trong 'bộ mặt' kểt cấu hạ tầng giao thông đất nước. Mạng lưới đường giao thông nông thôn, đường tới vùng sâu, vùng xa trong thời gian qua cũng cơ bản được hình thành và đã cải thiện đáng kể cuộc sống của nhân dân, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn. Từ hơn 1000 xã không có đường ô tô đến trung tâm. Đến nay trên cả nước chỉ còn khỏang trên 300 xã. Cảnh “nắng bụi”. mưa lầy'. "cầu khỉ” hay cảnh ách tắc thường xuyên trên nhiều tuyển đường đã giảm. Người dân nhiều địa phương đã được đi lại trên các con đường rộng rãi, êm thuận. Những cây cầu mới vượt sông giờ đây cũng đã giúp người dân không phải chờ đò. Hơn thế. các tuyến đường, cây cầu còn góp phần đặc biệt quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ờ nhiều địa phương.
Không chỉ có kết cấu hạ trong giao thông, hoạt động vận tải trong nhiều năm qua cũng có nhiều khởi sắc. Việc đi lại của người dân ngày hôm nay đã có sự tham gia phục vụ của rất nhiều loại hình phương thức vận chuyển, đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của thị trường. Có thể nói, chưa bao giờ người dân lại đi lại dễ dàng và thuận tiện như ngày nay. Các tuyến vận tải đường bộ đi khắp nới tới tận hang cùng ngõ hẻm với nhiếu loại ô tô hiên đại, phục vụ nhiều tiện nghi như điều hoà, ti vi. Tàu hỏa Bắc - Nam ngày càng rứt ngắn hánh trình chạy tàu. Hãng không Việt Nam ngày một có thêm máy bay đời mới hiện đại như Boeing B777, Airbus A320 đưa vào khai thác. Các đội tàu biển, tàu sông của Việt Nam cũng vươn lên tới nhiều điểm đến mới cả trong nước vả thể giới. Trong lĩnh vực công nghiệp GTVT, ngành đóng tàu và sản xuất Ô tô phát triển rất nhanh chóng trong những năm gần đây Nhiều sản phẩm như xe buýt của Vinamotor, tàu thuỷ của Vinashin... đã từng bước được thị trường chấp nhận và giành đước tín nhiệm của khách hàng trong cả nước và quốc tể.
Công tác an toàn giao thông trong những năm gần đây có nhiều cố gắng nhằm mục tiêu “3 giảm". giảm về số vụ tai nạn, giảm số người chết và giảm số người bị thương, Để làm được điều này kết cấu hạ tầng giao thông đã được cải thiện nhằm xoá bỏ các điểm đen về TNGT. Phương tiện được kiểm soát chặt chẽ và từng bước loại bộ các phương tiện cũ nát. Chất lượng công tác đào tạo sát hạch và cấp phép người lái càng được tăng cường.
Có được những thay đổi lớn lao trên của Ngành GTVT,điểm mấu chốt chính là sự nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển kết cấu hạ tầng trong đó có giao thông vận tải. Bắt đầu từ Đại hội Đảng VI, GTVT đã dược xác định là “khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng” và Ngành GTVT được giao trọng trách phải đi trướcđể đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế”.Tiếp sau đó Nghị quyết các đại hội Đảng VII, VIII, IX đều khẳng định chủ trương này, đồng thời, Đảng và Nhà nước cùng ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng GTVT Nhờ chủ trương đúng đắn đó của Đảng và Nhà nước, cùng với sự quan tâm chỉ đạo điểu hành của Chính phủ, Ngành GTVT đã tiến những bước dài cũng đất nước trong công cuộc đổi mới.
Bên cạnh chủ trương, chính sách đúng đắn việc xây dựng thể chể pháp lý là việc làm hết sức cần thiết. Trong những năm qua, căn cứ vào chủ trương trương chung của Đảng và Nhà nước thực hiện chỉ đạo của Quốc Hội, Chính phủ. Bộ GTVT đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc thể chể hoá chủ trương chung thành các quy định pháp luật cụ thể. tạo hành lang, môi trường pháp lý đầy đủ cho lĩnh vực GTVT. Đặc biệt, tữ năm 2001 trở lại đây, đã có một loạt luật mới được ban hành trong lĩnh vực giao thông. Năm 2001 Quốc hội ban hành Luật Giao thông đường bộ. Năm 2004 lả Luật Giao thông đường thủy nội địa và Bộ luật hảng hải (sửa đổi) Năm 2006. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ( sửa đổi) đã được Quốc Hội thông qua, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử phát triển. Ngành GTVT có đủ 05 bộ luật hoàn chỉnh trên tất cả các lĩnh vực giao thông: đường bộ. đường sông, đường sắt, hàng hải và hàng không.
Quá trình 20 năm đổi mới của Ngành GTVT còn cho thấy tầm quan trọng của khoa hqc công nghệ với tư cách là nguồn lực thúc đẩy phát triển. Nhờ sớm nắm bắt được KHCN ngay từ khi bắt tay xây dựng các công trình lớn, hiện đại như các cầu dây vãng Mỹ Thuận, Cần Thơ, Bãi Cháy, Rạch Miễu, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân đã đặc biệt chú ý đến chuyển giao công nghệ. Nhờ vậy cho đến nay Ngành GTVT đã sớm ứng dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ xây dựng cầu tiên tiến, tạo ra sức cạnh tranh trong khu vực. Ngành Hàng không đã làm chủ nhiều máy bay đời mới hiện đại như Boeing B767. Airbus A320. Công nghiệp đóng tàu của Việt Nam đã chứng tỏ khá năng đóng mới tàu trên 5 vạn tấn theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Công nghiệp cơ khí ô tô cũng sản xuất được các sản phẩm Ô tô bước đầu xuất khẩu. Với việc ứng dụng thành công những tiến bộ KHKT, công nghiệp GTVT đang trở thành môt trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước trong quá trình hội nhập.
Việc mở rộng và đa dạng nguồn lực cho phát triển hệ thống GTVT cũng là bài học rất có giá trí đúc rút được từ công cuộc đổi mới . Nếu trước kia, trong nền kinh tể kể hoạch, Ngành GTVT chủ yếu trông chờ vào nhân sách nhà nước thì ngay từ khi bắt đẩu quá trình đổi mới. chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm đã được đề cao và ngay lập tức đã phát huy tác dụng tích cực Kết cấu hạ tầng GTNT đã có chuyển biển nhanh chóng nhờ sự chủ động tham gia và đóng góp của chính quyền và nhân dân các địa phương. Trong lĩnh vực vận tải việc cho phép “bung" ra các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải vào những năm đầu đổi mới đã kịp thở đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và nhu cầu vận chuyển của toàn bộ nền kinh tể. Cùng với đó, việc kết hợp vốn ngân sách, vốn tín dụng trong nước với vốn ODA, BOT hay gần đây là vốn trái phiếu Chính phủ, kể cả phát hành trên thi trường tài chính quốc tế đã tạo ra nguồn đầu tư lớn, đáp ứng kịp thời nhu cẩu phát triển GTVT của đất nứớc.
Việc Bộ GTVT đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ cũng tạo điểu kiện để giảm bớt phần một gánh nặng ngân sách trong thu hút nguồn tài chính bổ sung và tạo động lực kích thích các doanh nghiệp phát triển. Chủ trương xã hội hoá công tác đăng kiểm hay đào tạo lái xe cũng đang dần chứng tỏ sự cần thiết của việc huy động các nguồn lực bên ngoài xã hội nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội trong lĩnh vức GTVT.
Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các quy định của tổ chức này, phải mở cửa thị trường hàng hoá và thị trường dịch vụ theo lộ trình cam kết. thực hiện đầy đủ các hiệp định của WTO. Như vậy, hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ tăng nhanh, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để sản xuất hàng hoá, dịch vụ cũng tăng mạnh và áp lực đối với ngành GTVT trên tất cả các lĩnh vực càng lớn. GTVT đang đứng trước rất nhiều thách thức của thời kỳ hội nhập mà thách thức lớn nhất là hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông thuộc các lĩnh vực của ngành như: Hoàn thiện hệ thống đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế Việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA là yêu cầu rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay bên cạnh việc đổi mới hoạt động của hệ thống doanh nghiệp thuộc ngành cũng như mở rông xã hội hoá những lĩnh vực cần tập trung nguồn lực người dân và các thành phần kinh tể
Một thách thức khác không nhỏ mà Ngành GTVT cần phải vượt qua liên quan đến yếu tố con người - yếu tố quyết định sự thành công của quà trình hộị nhập. Việc tăng cường giao lưu hợp tác quốc tể trong khuôn khổ WTO đòi hỏi Ngành GTVT phải có nhiều cán bộ được trang bi kiến thức tiên tiến, hiểu biết pháp luật, thông lệ quốc tế và thông thạo ngoại ngữ. Phát huy nội lực, hợp tác quốc tế là con đường xanh đi lên của Ngành GTVT góp phần xây dựng đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào những năm hai mươi của thế kỳ này.
Theo Tạp chí Con đường xanh 8/2007