Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều sự đổi thay trong ngành giao thông vận tải (GTVT), từ phát triển cơ sở hạ tầng đến công nghiệp ô tô, tàu thủy, vận tải… Điều này sẽ dẫn đến những xu hướng công nghệ tự động hóa (TĐH) trong ngành GTVT
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều sự đổi thay trong ngành giao thông vận tải (GTVT), từ phát triển cơ sở hạ tầng đến công nghiệp ô tô, tàu thủy, vận tải… Điều này sẽ dẫn đến những xu hướng công nghệ tự động hóa (TĐH) trong ngành GTVT
So với nhiều ngành kinh tế quốc dân khác, ngành GTVT có những đặc thù riêng, khiến công nghệ TĐH khó đi vào được như: lớp hệ thống lớn, phức tạp (về quy mô cũng như các liên hệ), có con người tham gia, đòi hỏi tính an toàn tuyệt đối… Trong điều kiện nước ta, còn bổ sung thêm những khó khăn khác như điều kiện cơ sở hạ tầng thiếu, thấp, yếu…. Chính vì vậy, trước đây trong ngành GTVT chưa triển khai, ứng dụng được nhiều và mạnh các nghiên cứu về TĐH. Tuy nhiên, trong những năm tới, cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành GTVT, nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ TĐH có nhiều thời cơ mới, đó là:
- Các cơ sở hạ tầng giao thông đã dần đi vào chuẩn hóa, ví dụ các đường bộ, đường sắt cao tốc,… mà ở đó đã tiếp cận được với các tiêu chuẩn thế giới. Điều kiện này giúp cho công nghệ TĐH dễ dàng đi vào thực tế hơn.
- Số lượng các đối tượng TĐH (đây là điều kiện chung cho các quá trình TĐH) đã lớn và còn tăng nhanh, ví dụ số km đường, số xe ô tô, đầu máy…
- Yêu cầu hiện đại hóa ngành GTVT đã trở thành rõ nét và bức thiết
Các xu hướng:
- Nghiên cứu ứng dụng hệ thống giao thông thông minh: thiết kế hệ thống, xây dựng tiêu chuẩn, lộ trình thực hiện, thiết kế, chế tạo các thiết bị phục vụ hệ thống.
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ GPS, GIS và xử lý ảnh trong quản lý, giám sát, điều hành GTVT.
- Nghiên cứu các công nghệ TĐH trong đường sắt như chạy tàu, thông tin tín hiệu, quản lý, điều hành, điều khiển, cảnh báo
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống quản lý, điều hành giao thông đô thị.
- Nghiên cứu các dây chuyền tự động trong chế tạo thiết bị của ngành GTVT (trong công nghệ ô tô, tàu thủy, đầu máy…)
- Nghiên cứu chế tạo các thiết bị đo lường, kiểm định kỹ thuật GTVT như cân động, đo sức căng, đo biến dạng…
- Một số thách thức đối với việc ứng dụng TĐH trong ngành GTVT của Việt Nam, như:
Để hiện đại hóa ngành GTVT cần những khoản kinh phí lớn, chắc chắn phải sử dụng các nguồn vốn vay nước ngoài và các công nghệ hiện đại cũng sẽ vào Việt Nam theo con đường này (ví dụ xây dựng trung tâm quản lý, điều hành đường sắt, hệ thống giao thông đường bộ thông minh, hệ thống giám sát, điều khiển metro, hệ thống quản lý, điều hành giao thông thành phố…), phụ thuộc vào các đối tác nước nogài, mà không do chúng ta tự chủ động thiết kế, chế tạo. Điều này dẫn đến các hệ thống không đồng bộ, đóng kín, khó hiệu chỉnh, nâng cấp, sửa chữa, thay thế.
Do tính đặc thù của ngành, các sản phẩm TĐH muốn đưa vào sử dụng đòi hỏi phải qua quá trình đánh giá, thử nghiệm, kiểm tra rất khắt khe, tốn thời gian và kinh phí, trong khi các đề tài nghiên cứu chưa được tạo điều kiện đầy đủ về mặt này.
Mặc dù trong tương lai, cơ sở hạ tầng giao thông sẽ được chuẩn hóa, nhưng hệ thống GTVT Việt Nam vẫn mang những nét đặc thù riêng như đã phương tiện, các văn bản pháp quy chưa đầy đủ, đồng bộ, ý thức người dân về luật giao thông chưa cao…
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu ứng dụng phát triển TĐH trong ngành GTVT cần được đưa ra theo quan điểm chủ động nghiên cứu (thậm chí đón đầu) những vấn đề cần thiết nhất của ngành GTVT, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong Bộ GTVT (quản lý, sản xuất), đồng thời tranh thủ hợp tác quốc tế tiếp cận các công nghệ, thiết bị hiện đại
KH Sưu tầm, Theo GS.Lê Hùng Lân, ĐH GTVT