Xét trên khoảng cách giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 1145,94km theo đường chim bay, nếu ý tưởng này thành hiện thực thì chúng ta sẽ có thể di chuyển từ Bắc vào Nam trong thời gian khoảng 327 giây, tức là hơn 5 phút!
Charles Bombardier, một kỹ sư hàng không Canada, là một số ít những người dám nghĩ đến ý tưởng về những chiếc phi cơ chở không quá 100 người có vận tốc lên tới 3500m/s - tức là gấp 10 lần tốc độ âm thanh hay vận tốc Mach 10. Xét trên khoảng cách giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 1145,94km theo đường chim bay, nếu ý tưởng này thành hiện thực thì chúng ta sẽ có thể di chuyển từ Bắc vào Nam trong thời gian khoảng 327 giây, tức là hơn 5 phút!
Đáng tiếc là ý tưởng này đã bị nhiều chuyên gia thiết kế máy bay khẳng định không bao giờ thực hiện được với trình độ công nghệ hiện nay, mặc dù vậy nó vẫn nhận được nhiều sự tán dương vì tư tưởng táo bạo của mình.
Ý tưởng của kỹ sư này là sử dụng động cơ phản lực luồng tĩnh siêu âm (scramjet), vốn được dùng cho những phương tiện hoạt động với độ cao tương đương vệ tinh địa tĩnh của Trái Đất, ví dụ như chiếc phi cơ vũ trụ X-43 và chiếc X-51A WaveRider của Boeing sắp tới có vận tốc Mach 5.1. Mặc dù vậy ý tưởng đẩy công suất của động cơ này lên mức Mach 10 là điều gần như không tưởng, hiện tại chỉ có một phiên bản thiết kế với mục đích thử nghiệm có thể đạt tới công suất của vận tốc Mach 10 đã xuất hiện từ năm 2007.
Rõ ràng một phiên bản thử nghiệm rất khó có thể đánh giá được hết hiệu quả hoạt động khi tham gia hoạt động vận tải. Đặc điểm của loại động cơ này là sức đẩy sẽ được tạo ra bởi việc trộn các nhiên liệu lỏng và oxy hoá lỏng với nhau, tuy nhiên, việc mang theo cả các binh nhiên liệu lẫn ô-xi trên máy bay sẽ làm chậm đi tốc độ của nó. Chính vì vậy, các nhà khoa học đang tìm cách tạo ra các động cơ máy bay có thể tổng hợp được oxy cần thiết cho quá trình đốt cháy từ môi trường không khí xung quanh.
Quay trở lại với thời điểm thử nghiệm công suất cực đại của loại động cơ này vào này 15/6/2007, các chuyên gia khoa học quân sự, hàng không của Hoa Kỳ và Australia đã tiến hành theo dõi hoạt động của phiên bản mẫu. Lúc đó, các chuyên gia nhận định động cơ phản lực tĩnh siêu âm này là một loại động cơ đốt trong hút khí vào dành cho máy bay siêu thanh mà các nhà khoa học hy vọng sẽ giúp ngành hàng không thực hiện được những chuyến bay siêu tốc trong tương lai.
Động cơ phản lực tĩnh siêu âm chỉ vận hành phù hợp trong điều kiện tốc độ cao và bầu không khí loãng. Do đó, nó phải được phóng đi bằng một tên lửa vũ trụ tiêu chuẩn lên tầng trên của bầu khí quyển Trái Đất rồi mới bắt đầu hoạt động để đạt đến tốc độ siêu âm.
Chiếc máy bay này được thiết kế với cái tên Skreemr, nó có thể chứa được 75 hành khách và sẽ sử dụng một loại đường băng đặc biệt dưới dạng bệ phóng đệm từ để gia tăng khả năng đạt tốc độ cực đại trước khi cất cánh là Mach 4 trong thời gian ngắn mà không gặp phải cản trở từ lực ma sát giữa máy bay và đường băng.
Điều khiến Charles Bombardier băn khoăn nhất là làm thế nào để đảm bảo an toàn cho hành khách trước một gia tốc cực lớn như vậy vì theo các nghiên cứu khoa học, việc bị tác động bởi lực gia tốc ngang lớn gấp 14 lần trọng lực Trái Đất, khiến nội tạng trong cơ thể bị xé nát, máu dồn xuống chân. Con người có vẻ dễ dàng vượt qua tình trạng tăng tốc về phía trước và phía sau do ở tình trạng này, đầu và tim được tăng tốc cùng một lúc.
Vào những năm 1940-1950, các nhà khoa học thí nghiệm gắn động cơ phản lực vào một chiếc xe trượt tuyết tại căn cứ không quân Edwards ở California. Chiếc xe trượt tuyết đang di chuyển với vận tốc 1.013km/h chưa đầy một giây đã dừng lại đột ngột nhưng đối tượng tham gia thí nghiệm vẫn an toàn.
Trước đó, phương tiện duy nhất vươn tới gần giới hạn Mach 10 là chiếc Boeing X-43 vừa đề cập phía trên của bài viết. Chiếc máy bay này được NASA xác nhận là máy bay bay nhanh nhất, đạt tốc độ 11.200 km/h, hoặc Mach 9.68, vào 16 //11/2004. Tuy nhiên, nó là một máy bay thử nghiệm không người lái trang bị động cơ phản lực tĩnh siêu âm, và được một chiếc B-52 mang lên không trung để phóng nó đi. Nó không có khả năng tự hạ cánh.
Phương tiên thử nghiệm động cơ phản lực tĩnh siêu âm của Australia cũng đạt đến vận tốc Mach 10, nhưng khi nó chỉ thuần túy là phương tiện thử nghiệm thì không kỷ lục nào được công nhận cho nó. Nếu kiểu máy bay được phóng đi trên không cũng được tính thì những vật phóng ra được tăng tốc bởi sức mạnh của súng cũng được xem xét.