Thông qua CES 2016, các hãng sản xuất xe hơi muốn đưa những công nghệ hàng đầu tới gần hơn với người tiêu dùng như một phép thử phản ứng thị trường.
Vốn là sân chơi lớn của làng công nghệ nhưng những năm gần đây, Triển lãm điện tử tiêu dùng (CES) lại chứng kiến cuộc đổ bộ rầm rộ của các sản phẩm tới từ các hãng sản xuất ôtô. Thông qua sự kiện này, các ông lớn trong thế giới 4 bánh đã và đang đong đếm phản ứng của người tiêu dùng về những công nghệ tiên phong và có phần táo bạo cho tương lai. Số phận của những công nghệ đó sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố để khiến chúng hoặc bước chân ra khỏi khuôn khổ triển lãm, hoặc mãi nằm lại trên các concept.
Dưới đây là những chiếc xe nổi bật nhất về công nghệ xe hơi tại triển lãm CES 2016.
Chevrolet Bolt EV
Chevrolet Bolt là một chiếc xe ở phân khúc tầm trung được thiết kế như 1 chiếc SUV loại nhỏ, năm chỗ ngồi cùng với khoang để hành lí rộng rãi. Chevrolet Bolt vốn vẫn là một chiếc hybrid kết hợp động cơ điện với một động cơ xăng. Tuy nhiên, nhà sản xuất Mỹ cho biết chỉ với động cơ điện, chiếc xe vẫn có thể đạt được quãng đường lên tới 200 dặm (320 km). Thiết kế cho phép 2 người ngồi phía sau nhưng 3 người vẫn có thể thoải mái chia sẻ không gian ghế ngồi.
Giống như hầu hết các xe GM, Bolt cũng được tích hợp công nghệ Onstar, cho phép chiếc xe giao tiếp với người lái thông qua điện thoại thông minh hoặc trình duyệt web. Pin lithium-ion (được phát triển bởi công ty LG Chem của Hàn Quốc và dự kiến sẽ tạo ra điện thế khoảng 50 kWh tức là gấp ba lần điện thế của pin Volt) được dặt dưới sàn xe. Kèm theo một sạc nhanh DC cho tốc độ sạc nhanh chóng, có thể đạt hiệu suất tới 80% trong 30 phút, và sạc đầy pin dưới 1 giờ.
Chevrolet Bolt có khả năng sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay tùy theo tình hình thị trường. Chủ tịch kiêm CEO GM - bà Mary Barra - đã dành cho Bolt những lời có cánh rằng: "Bolt không đơn thuần chỉ là một chiếc xe hơi. Nó còn là một nền tảng để có thể phát triển các công nghệ mới chứ không chỉ là một dự án khoa học". GM dự kiến giá xe khoảng 30.000 USD.
Volkswagen Budd-e
Volkswagen Budd-e là chiếc xe gợi nhớ về những chiếc VW microbus năm 1950-1970. Nếu như Chevrolet Bolt là một chiếc SUV mà bạn có thể mua trong năm nay thì Budd-e lại là một nền tảng để thể hiện mọi khả năng của Volkswagen trong lĩnh vực chế tạo các dòng xe điện trong tương lai. Budd-e là nền móng vững chắc để VW tạo ra những chiếc EVs trong tương lai. Budd-e chỉ mang kích thước của một chiếc Honda CR-V hay Toyota RAV4, nhưng với chiều dài cơ sở dài hơn 1 chút. Hệ thống pin 101 kWh được thiết kế dưới sàn xe, trang bị một động cơ điện ở phía trước, một ở phía sau. Theo như công bố của VW tại CES, chiếc xe có phạm vi hoạt động 233 dặm (375km) dựa trên kết quả kiểm tra EPA, mặc dù các tài liệu báo chí của Đức công bố phạm vi lên tới 373 dặm (600km).
1 màn hình cong AID 12,3 inch hiển thị thông tin ở phía trước của người lái xe. AID gồm ba chức năng chính: lái xe, chỉ đường và dẫn đường dưới dạng hình họa 3D; kiểm soát tình trạng xe và dữ liệu tại mọi thời điểm; hiển thị mọi trạng thái về âm thanh, thời tiết, tin nhắn và các cuộc hẹn... Hệ thống màn hình trung tâm thậm chí còn lớn hơn với kích thước 13,3 inch với các giao diện điều khiển giải trí cũng như thông tin bản đồ để hành khách có thể chuẩn bị kế hoạch cho các chặng sắp tới.
Cảm biến hồng ngoại và camera trang bị trên Budd-e cho phép thao tác bằng các cử chỉ để mở và đóng cửa từ bên trong hay bên ngoài, cũng như tương tác với trình điều khiển mà không cần chạm vào màn hình. Khi được kết nối Internet qua hệ thống Wi-Fi bên trong xe, VW cho biết bạn có thể làm mọi thứ như quản lí nhà tự động từ xa khi đi trên đường, tắt hoặc bật đèn, sử dụng webcam để kiểm tra kẻ trộm hoặc người giữ trẻ có lạm dụng quyền hay không, hoặc bật nước nóng lạnh trước khi về nhà. Khi đến nơi, Budd-e nhắc nhở bạn nếu bạn còn để dồ đạc tư trang cá nhân có giá trị trong xe như ví, điện thoại, máy ảnh hoặc ba lô thông qua một hệ thống RDIF. Nhìn chung, đây là những ứng dụng tiện lợi và chu đáo nhất của công nghệ từng được tích hợp trong một chiếc xe.
Faraday Future ZERO1
Faraday Future nổi lên trong khoảng thời gian hai năm như một hiện tượng ở Trung Quốc. Bản concept ZERO1 được giới thiệu với rất nhiều lời đồn đại của những người tìm ra địa điểm của cuộc họp báo. Đó là một chiếc xe đua chạy điện 1.000 mã lực hiệu năng cao, như một chiếc Batmobile chạy điện được trang bị 1 màn hình LCD cong. Faraday Future mô tả ZERO1 như một chiếc xe đua cao cấp được thiết kế dành cho đường đua với tốc độ trên 200 dặm/h (320km/h) và tăng tốc 0-60 dặm/h (96km/h) trong vòng chỉ chưa đầy 3 giây. Nóc xe được làm bằng kính. Bảng điều khiển hiển thị thông tin về hệ thống truyền động và thu thập dữ liệu sinh trắc học của người lái. Điểm thú vị là người lái xe cần phải đội chiếc mũ bảo hiểm cung cấp nước và không khí. Các gói pin có thể được điều chỉnh dựa trên nhu cầu của người mua.
Tại buổi họp báo, Faraday cho biết dự án ZERO1 có nguồn tài trợ từ công ty LeTV của Trung Quốc. Dự kiến, Faraday Future sẽ cho ra mắt chiếc xe sớm nhất là vào đầu năm 2017 nhưng cũng có thể sẽ muộn hơn vài năm.
BMW iVision
BMW mang đến CES 2016 bản concept táo bạo của mình mang tên iVision Future Interaction. Điểm gây ấn tượng đầu tiên chính là thiết kế không cửa ra/vào của xe. Tuy nhiên, chi tiết này không chắc được duy trì ở bản thương mại trong tương lai gần.
Điểm gây chú ý thứ hai là màn hình 21-inch ở trước mặt ghế hành khách. Đây là nơi tập trung toàn bộ tinh hoa công nghệ mà BMW muốn trình diễn tại CES 2016 cũng như trong các dự án táo bạo sắp tới. Sự thú vị của màn hình này thực sự được thể hiện khi người lái chuyển sang chế độ lái Auto (hoàn toàn tự lái), thay vì để chế độ Pure (lái thông thường) hay Assist (hỗ trợ lái). Ở chế độ Auto, vô lăng sẽ thu lại và hướng về phía bảng điều khiển để tạo không gian thoải mái hơn. Khi đó, chủ xe thậm chí không cần phải chạm vào bất kỳ nút nào để điều khiển, vì chiếc iVision Future Interaction sẽ đọc cử chỉ bàn tay thông qua các cảm biến chuyển động và camera tích hợp. Ngoài ra, màn hình lớn trên xe cũng có thể kết nối với các thiết bị di động, cho phép sử dụng Facetime hay bất kì ứng dụng nào trong khi xe đang ở chế độ tự lái.
Điểm gây chú ý thứ ba là hệ thống cảnh báo tự động tự động tính toán các tình huống có thể xảy ra, tính toán va chạm cũng như mức độ thiệt hại và sẽ tự động can thiệp vào hệ thống điều khiển để đảm bảo an toàn cho người trên xe."Mục tiêu của chúng tôi là cho phép các lái xe dễ sử dụng và tạo sự thoải mái, hiệu quả nhất cho người dùng, khiến người lái được tự do nhờ tính năng tự động hóa", BMW cho biết.
Dự kiến, BMW Vision Future Concept sẽ trở thành bản sản xuất thương mại trong thời gian tới và chỉ được xuất xưởng với số lượng hạn chế.
Hệ thống lái xe cao cấp HANS của Harman
Hệ thống Harman Advanced Navigation System sử dụng thông tin về tình hình giao thông, bãi đậu xe, và các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn để làm cho chuyến đi thoải mái cũng như ngắn nhất có thể. Harman cho biết các dữ liệu sẽ được tự động chia sẻ nhiều hơn và sẽ cũng sử dụng nhiều hơn các dữ liệu lấy từ cảm biến. Và những dữ liệu đó sẽ được đánh dấu và hiển thị trên bản đồ điều hướng.
Harman không độc lập phát triển thương hiệu một mình. Hãng sở hữu Harman Kardon, Mark Levinson và Infinity. Điều đó có nghĩa là Harman có nguồn vốn lớn để thực hiện nên tính khả thi cao, sản phẩm sẽ được ra mắt sớm hơn và tốt hơn. Harman tiết lộ đã có một đối tác sản xuất giấu tên tại Đức sẵn sàng để ra mắt sản phẩm này. Cùng lúc Audi, BMW và Mercedes-Benz đang hợp sức để lấy đây hệ thống bản đồ Navteq từ Nokia. Do đó, các hãng đang làm việc với cả hai bên và trực tiếp cạnh tranh với Harman.
Riêng tại CES, Harman cho biết đã mua lại từ công ty an ninh TowerSec hệ thống an toàn chống hacker chiếm quyền điều khiển chiếc xe thông qua các chẩn đoán kết nối OBDII. Hãng tuyên bố hợp tác với Microsoft để tích hợp Office 365 vào bảng điều khiển và cho phép cuộc gọi video Skype khi xe đang ở chế độ tự lái. Rất nhiều tiện ích nâng cao nhằm đáp ứng cho sự an toàn, Harman trang bị một camera theo dõi đồng tử giãn nở để phát hiện những cơn buồn ngủ và cảnh báo lái xe. Khái niệm này được phát triển trong suốt hơn một thập kỷ. Các hãng xe lớn như Mercedes-Benz đã nghiên cứu dự án này từ hơn một thập kỷ trước, và với sự phát triển của camera, điều đó dần trở nên đơn giản.
Chế độ lái tự động Autonomous Driving của Ford
Không chịu thua kém Google, Ford cũng chia sẻ thêm thông tin chi tiết về dự án xe tự lái của bản hãng. Ford tiết lộ chiếc xe thử nghiệm đã chạy rất nhiều dặm ở chế độ lái hoàn toàn tự động.
"Chúng tôi đã đi quãng đường dủ dài và đã thu thập được rất nhiều dữ liệu để có thể cải thiện các thuật toán cũng như hiệu suất của xe. Nhưng rõ ràng là chúng ta đang nối lên trong năm nay," Ford cho biết. Không giống như các công ty khác như Tesla, Ford cho biết xe tự lái tích hợp công nghệ cao của Ford sẽ được phổ biến cho tất cả mọi người chứ không chỉ riêng tầng lớp siêu giàu.
Ford công bố sẽ tiếp tục chạy thử chiếc xe tự lái vào năm 2016 để hoàn thiện nốt các tính năng cuối cùng. Hãng xe Mỹ tin rằng chiếc xe đã sẵn sàng để có mặt trên thị trường. Đi kèm với nó là những công nghệ vốn đã được sản xuất và ứng dụng vào sản phẩm như Ford Sync 3, QNX, hệ thống thông tin giải trí buggy Microsoft-powered mà đã được tích hợp trong các xe chở khách và xe tải nhẹ của hãng trong nhiều năm.
Theo thông tin cung cấp, Ford sẽ trang bị thêm khả năng tương thích Siri Eyes Free đến năm triệu xe hiện có bằng một bản cập nhật firmware. Công ty cũng đang chạy đua để tích hợp thêm hệ thống cảnh báo tai nạn, tự đậu xe và hỗ trợ công nghệ cho các dòng xe cấp thấp hơn của hãng. Ngoài ra, Ford nghiên cứu và đổi mới hệ thống Palo Alto, phát triển cảm biến báo hiệu tình huống và phát hiện người đi bộ, phát triển các camera cảm biến hình ảnh sinh trắc học phát hiện buồn ngủ cũng như dữ liệu cho GPS.