Các nhà khoa học Nga bắt đầu nghiên cứu chế tạo tàu siêu cao tốc, một loại tàu hỏa bay. Họ cho rằng nó có thể là một “đối thủ đáng gờm” của ngành hàng không.
Cuối năm 2016, các nhà khoa học Nga sẽ xây dựng xong bản mẫu hệ thống vận tải nâng chân không, áp dụng cho khoảng cách hơn 1000 km.
Thông tin do RZD-TV dẫn nguồn từ Chủ tịch Hội đồng khoa học Đuờng sắt Nga Boris Lapidus.
Nga là quốc gia rộng lớn nhất thế giới, đa thành phố, có nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội.
Biên giới Nga trải dài trên 10 múi giờ từ Đông sang Tây, nên để phát triển đất nước vận tải luôn là vấn đề quan trọng cần giải quyết và được chú trọng đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng.
"Tới cuối năm 2016 các nhà khoa học Nga xây dựng xong bản mẫu hệ thống vận tải nâng chân không, sẽ là "đối thủ đáng gờm" với ngành hàng không".
Tại Hội nghị Hội đồng khoa học Đuờng sắt Nga, các chuyên gia đã thảo luận chi tiết, làm thế nào tạo ra hệ thống chân không tốt nhất để chuyển động tàu và giảm tối đa lực cản khí động, tàu có thể gia tốc tới 1200 km/h.
Trong khi đó, tốc độ thông thường của những chiếc máy bay thương mại là từ 890 đến 945km/h.
Tàu siêu cao tốc - đối thủ đáng gờm của ngành hàng không
Các nhà khoa học thuộc phân viện Sibiri Viện Hàn lâm khoa học, trong các tính toán của mình, đã chứng minh đầy đủ rằng, một con tàu như thế là hoàn toàn khả thi và có thể chế tạo được về mặt kỹ thuật.
Con tàu này sẽ dùng để vận chuyển hành khách, hàng hóa dưới dạng container và thư từ, từ trung tâm Sibiri tới trung tâm phần châu Âu của đất nước trong khoảng thời gian từ 3 tới 4 giờ".
Trong khi đó, vào tháng Một năm nay, một công ty của Mỹ là Hyberloop Transportation Technologies (HTT) muốn thực thi ở Nga dự án khởi động tàu ống siêu âm.
Hiện tại đang diễn ra các cuộc thảo luận và đàm phán với các nhà đầu tư của Nga, dự án này áp dụng cho các tuyến đường có khoảng cách vài trăm kilomet.
Ngoài ra, HTT cũng đã đồng ý với chính phủ Slovakia về việc xây dựng tuyến Hyperloop đầu tiên trên thế giới nối liền hai thành phố Brislava và Budapest.