Cầu có kiến trúc mang tính lịch sử và văn hóa - xã hội là giải pháp thẩm mỹ được các kỹ sư ngày càng quan tâm.
Ảnh minh họa
Ý tưởng về một kết cấu cầu có kết hợp các yếu tố kiến trúc, lịch sử và văn hóa - xã hội ảnh hưởng cơ bản đến giải pháp thẩm mỹ của nó và được các kỹ sư ngày càng quan tâm. Bài báo đề cập tới các dự án cầu bộ hành đa chức năng với việc loại cầu như sau: cầu - đường, cầu - đại lộ, cầu - nhà, cầu - quảng trường, cầu - thành phố, cầu - các điểm thu hút du lịch. Sau đó, bài báo đưa ra ví dụ về các dự án thực hiện giải pháp của cầu đa chức năng: cầu đi bộ - vòng xoay Amsterdam; cầu - dây xoắn dành cho người đi bộ Festina Lente ở Sarajevo; cầu hai nhánh bộ hành - kết hợp dùng đi xe đạp tại Amsterdam và một số cầu bộ hành đa chức năng tại Việt Nam.
Với xu thế đô thị hóa ngày càng tăng dẫn tới nhu cầu xây dựng các cầu bộ hành phục vụ nhu cầu đi lại tại các thành phố lớn ngày càng đòi hỏi tính bức thiết. Song song với mục đích dùng làm kết cấu bộ hành thì cầu bộ thành hiện nay được các kỹ sư trên thế giới kết hợp với các yếu tố kiến trúc, lịch sử, văn hóa - xã hội để đưa thêm các chức năng cho cầu bộ hành như phục vụ cho ý tưởng thăm quan du lịch, kết hợp làm các khu cà phê và nghỉ ngơi cho hành khách đi qua cầu để hình thành các hệ cầu bộ hành đa
Những năm gần đây, do sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ máy tính để tính toán và mô hình hóa các cấu trúc cầu, cho phép chúng ta phân tích các cấu trúc cầu có tính đến sự làm việc thực tế của công trình, đồng thời kết hợp với sự xuất hiện của vật liệu siêu cường độ mới đã tạo ra các dạng hệ kết cấu cầu mới.
Một số dự án và thiết kế cầu đa chức năng đã được thực hiện. Cụ thể, bài báo đề cập tới một số dự án như: cầu đi bộ - vòng xoay Amsterdam; cầu - dây xoắn dành cho người đi bộ Festina Lente ở Sarajevo; cầu hai nhánh bộ hành - đi xe đạp Amsterdam và một số cầu bộ hành đa chức năng.
Cách hợp lý nhất để chuyển đổi những cây cầu dành cho người đi bộ thành đa chức năng là cho phép kết hợp các chức năng khác như đạp xe, nghĩa là chuyển đổi chúng thành phương tiện để người đi xe đạp kết hợp với người đi bộ. Điều này càng được quan tâm hơn khi một số nước, trong tiêu chuẩn thiết kế có yêu cầu tới việc dành riêng đường thiết kế cho người khuyết tật có thể đi lại trên xe đẩy (hình thức tương tự vận chuyển xe đạp). Ngoài ra, các cầu bộ hành được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người dân kết hợp làm cửa hàng và các chức năng khác bắt đầu được quan tâm.
P.V. Shchusev lưu ý vào năm 1952 có những loại cầu đa chức năng: cầu - chợ, cầu - đường phố, cầu - đồ chơi, cầu - đền, cầu - thư viện, cầu - vận chuyển hành khách...
Pokka E.V. trong các tác phẩm của mình phân biệt các loại cầu đa chức năng như sau: Cầu - đường phố: Một cấu trúc trong đó đường xe buýt (người qua đường) là một không gian mở rộng và các đối tượng bổ sung được đặt ở hai bên; Cầu - đại lộ: Một cấu trúc trong đó khu vực dành cho người đi bộ được kết hợp với không gian mở, xanh, mở rộng và các đối tượng bổ sung được đặt ở hai bên; Cầu - nhà: Một cấu trúc trong đó đường xe buýt (người qua đường) và các đối tượng bổ sung được kết hợp trong một không gian kín có giới hạn; Cầu - quảng trường: Một cấu trúc, phần đi qua: Là một không gian khá rộng mở và các đối tượng bổ sung được đặt ở xung quanh chu vi hoặc ở giữa lối đi; Cầu - thành phố, xây dựng, phần đường xe buýt (người qua đường): Là một không gian đủ rộng mở và các đối tượng bổ sung, là không gian mở và đóng, tổ chức một mạng lưới các lối đi thông qua.