Hải Phòng: Chấn chỉnh hoạt động vận tải khách du lịch ra đảo Cát Bà

Thứ hai, 29/07/2013 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ban An toàn giao thông thành phố Hải Phòng vừa tổ chức cuộc họp bàn phối hợp liên ngành trong kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động vận tải khách du lịch ra đảo Cát Bà. Nhiều giải pháp được đưa ra, trong đó, cần quy định rõ trách nhiệm ở mỗi đơn vị và tăng cường phối hợp liên ngành trong kiểm tra, xử lý cần phải được ưu tiên.
Ban An toàn giao thông thành phố Hải Phòng vừa tổ chức cuộc họp bàn phối hợp liên ngành trong kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động vận tải khách du lịch ra đảo Cát Bà. Nhiều giải pháp được đưa ra, trong đó, cần quy định rõ trách nhiệm ở mỗi đơn vị và tăng cường phối hợp liên ngành trong kiểm tra, xử lý cần phải được ưu tiên.

Trên tuyến vận tải khách du lịch ra Cát Bà hiện có 5 đến 6 doanh nghiệp cùng khai thác, tạo sự đa dạng, nhiều lựa chọn cho du khách. Nhiều doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp, mua mới các tàu và phương tiện vận tải phục vụ vận chuyện người dân và du khách. Trong đó, một số doanh nghiệp khai thác hiệu quả tuyến vận tải này như Công ty TNHH Vận tải du lịch Cát Bà, Công ty CP Phát triển Hải Phòng, Công ty CP khu du lịch Đảo Cát Bà, Công ty TNHH Vận tải Hoàng Long… Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp chấp hành các quy định về vận tải khách đường thủy, vẫn còn một số doanh nghiệp bị xử phạt. Điển hình, tàu Hoàng Yến từng bị đình chỉ vận chuyển khách do chở quá gấp đôi số người quy định.

Một số chủ tàu để xảy ra vi phạm về chở quá số người quy định; bán vé không đúng giờ, chuyến tàu; chen lấn lộn xộn khu vực lên xuống tàu. Vệ sinh môi trường khu vực một số bến tàu chưa bảo đảm. Thượng tá Nguyễn Công Điển, Phòng Cảnh sát Giao thông đường thủy cho rằng, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa thuộc nhiều ngành, địa phương liên quan. Trong những năm qua, công tác phối hợp chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Về việc chở khách quá tải, theo Thượng tá Nguyễn Công Điển là do doanh nghiệp cố tình vì họ hoàn toàn chủ động được việc bán vé, đưa người xuống tàu trước khi đến khâu kiểm soát có cho phép xuất bến hay không.

Đại tá Nguyễn Văn Tòng, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng khẳng định thông tin tổng thể mỗi tuyến có bao nhiêu hãng tàu, bao nhiêu chuyến, hành trình thế nào, giá vé ra sao vẫn chưa có. Nhất là khâu tổ chức bán vé của các doanh nghiệp chưa chuyên nghiệp. Bán vé thì như bán mẹt, tiện đâu bán đấy. Tình trạng chèo kéo khách vẫn diễn ra, doanh nghiệp mỏng. Trong khi đó, hoạt động tắc xi, xe ôm ở trên bến Bính còn lộn xộn.
Chủ tàu Hoàng Yến từng bị xử phạt vìe chở quá số người quy đinh, khong bảo đảm an toàn cho khách. Trong ảnh: Cảnh chen chúc lên xuống tầu Hoàng Yến dịp 30-4 vừa qua.
Chủ tàu Hoàng Yến từng bị xử phạt vì chở quá số người quy đinh, không bảo đảm an toàn cho khách. Trong ảnh: Cảnh chen chúc lên xuống tàu Hoàng Yến dịp 30-4 vừa qua.

Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng, địa phương có nhiều nỗ lực trong lập lại trật tự trong hoạt động vận tải khách du lịch. Sở Giao thông- Vận tải chỉ đạo Cảng vụ đường thủy nội địa và Thanh tra Sở kiểm tra, kiểm soát. Cảnh sát giao thông thủy tăng cường tuần tra, xử phạt các trường hợp vi phạm. Huyện Cát Hải triển khai lập đường zic zắc ở bến tàu, hệ thống loa thông báo; yêu cầu doanh nghiệp niêm yết giá, hành trình và giờ chạy tàu, quy định điểm bán vé…

Tuy nhiên, những hạn chế trong hoạt động vận tải khách du lịch vẫn chưa được giải quyết triệt để. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động vận tải khách du lịch là cần thiết, nhưng cần rõ trách nhiệm từng ngành, đơn vị, doanh nghiệp, có chế tài kiểm tra, xử lý các vi phạm, quyết tâm chấn chỉnh. Theo Thượng tá Nguyễn Công Điển, Phòng Cảnh sát Giao thông đường thủy, cơ quan chức năng cần quy định cụ thể nơi bán vé, hoạt động đậu đỗ của xe ôm, xe tắc xi. Các doanh nghiệp chú trọng nâng cao phục vụ hành khách. Các lực lượng đầu bến Cát Bà, Bến Bính cần kiểm soát chặt chẽ.

Phó Chánh thanh tra Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Phạm Văn Luân kiến nghị: Sở Giao thông vận tải cần yêu cầu doanh nghiệp đánh số ghế và bán theo số ghế đăng ký. Các doanh nghiệp trước khi xuất bến cần phải được sự đồng ý của Cảng vụ đường thủy nội địa. Khi có vi phạm phải đình chỉ ngay, không để tàu chạy. Yêu cầu các chủ tàu niêm yết công khai giá vé, giờ tàu chạy, tàu chạy bao lâu. Khi vi phạm, kiên quyết xử lý, nhất là trường hợp quảng cáo tàu chạy 45 phút nhưng thực chất là quá hàng chục phút.

Đại tá Nguyễn Văn Tòng, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng cho rằng, ở các bế cần có quy định phối hợp công an, cảng vụ, doanh nghiệp trong bảo đảm an ninh trật tự. Các cơ quan chức năng có mặt ở đó chắc chắn sẽ không lộn xộn. Mặt khác, trong điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ nên có quy định cụ thể áp vào các trường hợp, doanh nghiệp cụ thể thay vì những quy định chung chung.

Nguồn: Báo Hải Phòng

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)