Trước tình trạng tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa liên tục tăng trong thời gian gần đây, nhất là vụ đắm đò thảm khốc làm 42 người chết trên sông Gianh, đoạn qua xã Quảng Hải (Quảng Trạch - Quảng Bình) cho thấy công tác quản lý bến khách ngang sông hiện nay còn gặp nhiều bất cập.Hầu hết các bến đò đều thiếu phao cứu sinh, đường xuống bến không đảm bảo an toàn, chất lượng phương tiện vận chuyển xuống cấp. Qua những con số trên, có thể nói, hiện trạng an toàn ở các bến đò rất đáng báo động.
Trước tình trạng tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa liên tục tăng trong thời gian gần đây, nhất là vụ đắm đò thảm khốc làm 42 người chết trên sông Gianh, đoạn qua xã Quảng Hải (Quảng Trạch - Quảng Bình) cho thấy công tác quản lý bến khách ngang sông hiện nay còn gặp nhiều bất cập.Hầu hết các bến đò đều thiếu phao cứu sinh, đường xuống bến không đảm bảo an toàn, chất lượng phương tiện vận chuyển xuống cấp. Qua những con số trên, có thể nói, hiện trạng an toàn ở các bến đò rất đáng báo động.
Hiện, trong tổng số 2.484 bến khách ngang sông trên địa bàn cả nước, có tới 44% số bến hoạt động không phép. Với 5.579 phương tiện đang hoạt động, mới chỉ đăng ký, đăng kiểm 3.777 phương tiện (chiếm 67%). Mới có 3.237/5.827 người lái phương tiện có chứng chỉ chuyên môn (chiếm 55%).
Nguyên nhân của thực trạng trên cơ bản là do ý thức chấp hành luật của người điều khiển phương tiện còn thấp. Qua khảo sát của cho thấy, hầu hết các vụ tai nạn đều xuất phát từ người điều khiển phương tiện không có chuyên môn, nghiệp vụ. Các bến đò đều được địa phương “khoán trắng” cho chủ phương tiện trong khi họ chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế mà xem thường tính mạng khách đi đò.
Trong khi đó, khách đi đò phần lớn là nông dân, học sinh ở vùng sâu, vùng xa nên khó tiếp cận thông tin tuyên truyền, ý thức về an toàn giao thông đường thủy chưa cao. Đặc biệt, hiện nay các địa phương rất lơ là, buông lỏng quản lý nên thường xuyên để xảy ra vi phạm ở các bến đò. Với cách quản lý chưa thống nhất, quá nhiều cơ quan cùng tham gia nên dẫn đến tình trạng các chủ đò ngang nhiên sai phạm. Khi có tai nạn hoặc sự cố xảy ra, “quả bóng” trách nhiệm bị “đá” cho hết người này đến người khác, trong khi đối tượng thiệt thòi nhất là người tham gia giao thông.
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 69 của Luật Giao thông đường thủy nội địa, tại Khoản 3, Điều 6 của Quy chế Quản lý cảng bến 07 thì trách nhiệm quản lý bến khách ngang sông thuộc về chính quyền địa phương các cấp.
Qua 3 năm triển khai cuộc vận động người đi đò mặc áo phao, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam đã tổ chức phát 10.722 áo phao, trong đó có 2.600 cặp phao ở 21 địa phương trên cả nước. Nhưng khi các lực lượng kiểm tra thì hầu hết người đi đò vẫn chưa ý thức được việc mặc áo phao qua đò. Nguyên nhân là do ý thức tự bảo vệ của người đi đò chưa cao; thiết kế áo phao chưa phù hợp lại thường hay mốc, bẩn nên không thích ứng với đồng phục của học sinh.
Mặc dù chi phí đăng ký, đăng kiểm phương tiện đò ngang hiện nay rất thấp. Đặc biệt, năm 2008, Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ ban hành 5 quy phạm pháp luật trong việc cấp lệ phí trước bạ, bằng lái, chứng chỉ chuyên môn đã khẳng định các chính sách của Nhà nước đang tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đò tham gia điều khiển phương tiện một cách hợp pháp.
Tuy nhiên, để đảm bảo ATGT cho những bến khách ngang sông đòi hỏi các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền với phương châm thường xuyên, liên tục và kiên trì, để người điều khiển và người tham gia giao thông hiểu được luật pháp hiện hành.
Đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để tất cả các trường hợp vi phạm đều bị xử lý nghiêm, tránh hậu quả về sau. Hơn thế nữa, đã đến lúc cần xem xét đưa vấn đề mặc áo phao trở thành quy định bắt buộc giống như quy định đội mũ bảo hiểm trên đường bộ. Đặc biệt chính quyền địa phương các cấp phải vào cuộc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các chủ đò, khách qua sông...
ĐT (Sưu tầm)