Thực trạng bộ mặt phố phường VN:
Tôi xin tóm lược như sau :
- Dưới lòng đường: xe gắn máy chiếm đa số, chạy vô trật tự, vượt tuyến, vượt đèn đỏ, lạng lách, quẹo phải, trái không tuân thủ luật lệ giao thông. Ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội xe ô tô cũng không nhiều so với nhiều nước trên thế giới nhưng chạy rất vô trật tự, bóp còi inh ỏi. Vì tình trạng này, nhiều Việt kiều về nước không dám lái xe dù từ thuở nhỏ họ đã từng lái xe ở Việt Nam.
- Người đi bộ, hoặc đi trong lòng đường, hoăc băng qua đường bất cứ nơi nào, không cần quan tâm đến dòng xe cộ đang qua lại nườm nượp. Họ quan niệm xe phải tránh người chứ người không tránh xe như các nơi trên thế giới. Nhà nước dù có xây một số cầu vượt nhưng ít người sử dụng.
- Trên lề đường: hàng hóa, thức ăn, thức uống được bày bán ngổn ngang; xe 2 bánh dựng thỏai mái trên lề đường cản trở khách bộ hành; mái che khuất các bảng hiệu giao thông; rác rến được các nhà ven đương đem tập trung ngay trước nhà không theo giờ giấc quy định; người đi đường tha hồ khạc nhổ, phóng uế quanh các gốc cây, vứt rác tùy tiện khắp nơi; bảng hiệu quảng cáo chắn lối người đi bộ; các chủ hiệu buôn chiếm một phần lề đường để dọn hàng buôn bán .
- Người ngồi ăn uống khắp nơi, vứt giấy, xương, rau xuông gầm bàn ăn một cách bừa bải, nói năng ồn ào. Lề đường là nơi buôn bán hàng rong, hàng lậu, hàng ăn mất vệ sinh, và cũng là nơi họp chợ.
I.Giải pháp đề nghị:
1. Chế tài vi phạm giao thông nên giao cho ngành tư pháp.
Những lụât lệ, nghị định, quy định về "đường thông hè thóang" đã ban hành từ lâu nhưng không đi vào đời sống thực tế của nhân dân vì những lý do rất đơn giản là:
- Chế tài bằng cách phạt hành chánh không thôi , chưa đủ sức răn đe . Nếu người vi phạm không thực hiện việc phạt đúng thời hạnhay tái phạm thì cần phải chuyển qua toà án để chế tài theo pháp luật đã được ban hành .
- Thực hiện luật pháp không thường xuyên mà chỉ làm theo chiến dịch có tính cách đánh trống bỏ dùi, đầu voi đuôi chuột .
- Không có cơ quan chuyên trách xử phạt , thường giao cho một cơ quan hành chánh hay cảnh sát vừa đá bóng vừa thổi còi .
- Tệ nạn đút lót giữa người vi phạm luật và nhân viên thừa hành.
Chúng tôi đề giao việc này cho ngàng tư pháp.
Nhà nước phải duy trì cơ chế xử phạt thường xuyên theo 3 cấp:
- Phòng phạt vi cảnh ở cấp phường do Công an phường đảm trách :
- chuyên lo lập hồ sơ người vi phạm luật. Nhân viên thuộc phòng phạt vi cảnh của phường không cần nhiều người, nhưng phải trang bị cho họ một máy ảnh số lọai trung bình và một sổ phạt (Ở Anh, nhân viên traffic controller không có xe, phải đi bộ với digital camera để chụp vi cảnh trên hè phố hay đường giao thông).
- Những vụ phạt vi cảnh được liệt kê như sau: Hiệu buôn lấn vỉa hè để trưng hàng bán, người bán hàng ăn, cà phê … trên lề , những bảng hiệu quảng cáo dựng trên lề đường cản trở lối đi trên vỉa hè, mái che di động che khuất tầm nhìn hay những bảng hiệu giao thông, những quảng cáo dán trên tương, gốc cây, trụ điện, những người phóng uế, rác rến tại các gốc cây, gốc nhà ; xe 2 bánh dựng trên lề đường, xe gắn máy dựng trên vỉa hè, nơi trái phép. Dưới lòng đường những người lái xe 2 , 3, 4 bánh chạy sai luật đều được vào máy ảnh dể truy phạt .
- Xe các loại chạy dưới lòng đường vi phạm an toan giao thông đều bị chụp hình .
- Để tránh lạm dụng và móc ngoặc, nhân viên phạt vi cảnh không được phép nhận tiền phạt tại chổ cũng như thông báo cho người vi phạm tại chổ. Nhân viên phạt vi cảnh chỉ làm tờ trình vi cảnh cùng với chứng cớ qua hình ảnh có ghi rỏ ngày giờ (xử dụng máy ảnh số, digital camera). Đối với xe cộ thí nhân viên chụp ảnh có số xe, viết một tờ biên lai phạt số 1 gắn trên xe gán máy đó và yêu cầu chủ xe đên phường trả tiền phạt.
- Về văn phòng, nhân viên phạt vi cảnh cho các dử kiện vào máy vi tính, liên hệ với các sở ban ngành khác ( như phòng cảnh sát giao đăng ký xe , phòng đăng ký hộ khẩu … ) để điều tra họ tên , địa chỉ người vi phạm , làm thơ thông báo cho người bị phạt và gởi qua bưu điện. Người bị phạt có quyền khiếu nại nếu thấy bị phạt oan. Tuy nhiên, với hình ảnh chứng cớ mà người vi phạm không trả tiền phạt trong vòng 28 ngày, phòng vi cảnh chuyển hồ sơ qua toà án quận hay huyện .
Trong trường hợp dù có đóng phạt nhưng lại tái phạm đến 3 lần thì vẫn bị đưa hồ sơ ra toà án . Như vậy, nhân viên phạt vi cảnh không cần tiếp xúc trực tiếp và đòi hỏi người vi phạm phải ký trên tờ giấy phạt, cũng không cần bắt chủ hiệu phải dọn hàng, hay giam xe gắn may như lâu nay, vùa tốn kém, vừa tạo cơ hội móc ngoặc, vừa phường không đủ nhân lực, tài lực để thu gom những thứ đó.
-Tòa án ở cấp Quận, huyện :
Mức phạt tại Tòa án Vi Cảnh Quận sẽ phạt cao hơn như : ngòai tiền phạt vi cảnh của phường, người bị phạt sẽ phải bị phạt thi hành một số ngày công ích lao động ( nếu người phạt không muốn làm lao động công ích thì đóng bằng tiền tương đối lớn) ( tôi thấy bên Los Angeles có hình phạt lao động công ích này bằng cách đi lượm rác trên một số đường ).
Điều này chúng ta thường thấy những ông đi xe đạp , xe xích lô , xe 3 bánh , những người băng qua đường không đúng chỗ, những chị bán hàng rong , cứ nghĩ mình nghèo không có gì để đóng phạt nên thường vi phạm luật giao thông và coi thường pháp luật . Nhưng nếu bị phạt làm lao động công ích giửa thánh phố có cảnh sát canh gát thì họ sẽ suy nghĩ sự liều lỉnh của mìng .
-Tòa án cấp Thành phố , Tỉnh :
Trong trường hợp chây lỳ, coi thường kỷ cương pháp luật của nhà nước mà không thi hành luật phạt của Tòa án Quận thì bản án sẽ trở thành hình sự và chuyển qua Tòa án Tỉnh sẽ xét xử theo mức coi thường luật pháp quốc gia. Lúc này tòa án Tỉnh hay Thành phố sẽ theo lịch xử và lệnh cảnh sát dẫn độ người bị phạt đến hầu tòa .
Một việc rất nhỏ như vậy, nếu người dân không ý thức được trách nhiệm, bổn phận của một công dân đầy đủ thì cuối cùng phải lảnh một bản án hình sự, sẽ bị ghi vào lý lịch tư pháp cá nhân một vết nhơ sau này nếu xin việc làm hay hành nghề gì cũng gặp rất nhiều trở ngạI và ảnh hưởng xấu cho tương lai. Tôi chắc chắn trong tương lai sẽ không có ai dám coi thường pháp luật nữa.
2. Lộ trình cải tạo trong 5 năm .
Mỗi năm tùy theo khả năng cuả mỗi phường mà cải tạo một số con đường thôi .
Và làm như thế trong vòng 5 năm thì chúng ta có thể cải tạo được tình trạng mất trật tự trong lòng đường và trên lề đường .
Quy họach thành phố phải như thế nào mà một năm trôi qua, người dân thấy có sự tiến bộ rõ rệt và theo lộ trình 5 năm thì có thể giải quyết được số mặt và cuối cùng bộ mặt thành phố trông khang trang hơn, trật tự hơn, ít ô nhiểm hơn và nhất là người dân thành phố có ý thức tôn trọng luật lệ đầy đủ hơn mà không cần phải chế tài nghiêm ngặt.
Trong thời gian 5 năm đó, chính quyền phải nghiên cứu và quy họach những bải gửi xe, hay tòa nhà cao tầng để người dân đem xe đến gửi. Chính quyền cũng phải qui họach tổ chức hệ thông xe búyt hay phương tiện giao thông công cộng trên những trục đuờng lớn nhân dân có phương tiện đi lại . Người dân thành phố phải tập thói quen đi bộ như các cư dân ở các thành phố lớn trên thế giới. Hệ thống giao thông công cộng phải được nghiên cứu kỹ lưởng để người dân muốn di chuyển từ nơi này đến nơi kia trong thành phố thấy rằng nên sử dụng xe búyt và đi bộ thì tiện lợi và rẽ tiền hơn đi xe gắn máy hay xe ôtô riêng.
3. Người dân có quyền lựa chọn các phương thức hành xử thích hợp .
Tôi nghĩ chính quyền nên để người dân có quyền chọn lựa phương tiện di chuyển của mình, hoặc dùng xe 2 bánh hoặc xe ôtô nhà họăc xe búyt công cộng. Nếu người dân thấy rằng đi xe búyt công cộng ít tốm kém và tiện lợi hợn đi xe gắn máy thì họ chọn xe búyt, bởi vì xe gắn máy không được đậu xe bất cứ nơi nào trên lề đường như hiện nay mà phải gửi xe tại bải đậu xe rồi đi bộ đến nơi muốn đến nên thành bất tiện. Nếu người dân thấy đi xe gắn máy thường gặp nhiều tại nạn chết người , phải đóng phạt nặng khi vi phạm , phải nội nón bảo hiểm (ở nước ngoài việc đội nón bảo hiểm là điều bắt buộc và trở thành thói quen : không đội không đi ra đường ) , phải gửi xe ở bải đậu xe nếu muốn đi mua sắm , phải mua xăng với giá cao …nói tóm lại đi xe gắn trong tương lai sẽ không thoải mái bằng đi xe buýt hay phương tiện giao thông công cộng khác , chắc chắn họ sẽ chọn phương tiện giao thông công cộng để đi lại . Lúc đó lượng xe gắn máy lưu thông trên đường sẽ giảm đi nhiều , đi lại trật tự hơn , hè phố thông thoáng hơn.
II. Giải pháp đề nghị của chúng tôi còn đem lại những điều lợi ích cho việc điều hành xã hội như :
- người bán xe , bán nhà phải làm thủ tục mua bán ngay , nếu không sẽ bị phạt nếu người chủ mới vi phạm ;
- người tuyển dụng nhân viên làm việc cần tờ giấy chứng nhận tư pháp lý lịch ( thay vì nộp tờ hộ khẩu ) của người xin việc để an tâm sử dụng ;
- khách du lịch sẽ cảm thấy an toàn khi đi dạo phố hay mua sắm .
- không cần phải phát động những chiến dịch có tính cách đánh trông bỏ dùi …
- Chỉ cần biên chế một số nhân viên vừa đủ vào các phòng phạt vi cảnh của phường để hoàn tất công việc theo lộ trình từng năm một .
- Nhân viên làm việc 2 ca mỗi ngày : ca 1 : từ 4 giờ sáng đến 12 giờ trưa ; ca 2 : từ 2 giờ chiều đến 10 giờ đêm . Như vậy trên đường phố luôn luôn có nhân viên công việc làm việc từ 4 giờ sáng cho đến 10 giờ đêm chứ không như bây giờ đóng khung trong giờ hành chánh
- Để buộc nhân viên làm việc cần mẫn hơn , nên đặc chỉ tiêu mỗi người phải phạt ( ví dụ phải có ít nhất 100 giấy phạt / ngày ) . Phạt nhiêu hơn chỉ tiêu đó thì được thưởng . Việc này sẽ khuyến khích nhân viên thanh liêm hơn và cố gắng làm việc năng nổ hơn .
- Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại : như sử dụng hệ thống vi tính liên thông giửa các cơ quan , trong thành phố , trong tỉnh , trong nước thì việc lấy thông tin giửa Phòng Phạt vi cảnh với các cơ quan khác để điều tra lý lịch của những người vi phạm cũng dễ dàng .
- Máy ảnh kỹ thuật số sẽ thay thế cho biên bản phạt : chỉ cần biết số biển xe , số nhà , số chứng minh nhân dân là lần ra dược tên tuổi , địa chỉ người phạm pháp . Không cần bắt người phạm pháp phải ký vào giấy phạt . Cuối ngày nhân viên vi cảnh có thể sang ảnh vào một đĩa CD-ROM rồi giao cho phòng Vi cảnh xử lý dần dần .
- Từ lâu cảnh sát TP Hồ Chí Minh đã dùng máy video để quay những xe vi phạm giao thông và đã đem lại một số kết quả . Ta nên phát huy phương pháp đó nhưng nên thay may quay video bằng máy ảnh kỹ thuật số .
- Biện pháp chế tài chỉ là biện pháp áp dụng trước mắt để ép buộc người dân, vốn thiếu ý thức công dân, vào khuôn khổ luật pháp trong thời gian ngắn. Biện pháp lâu dài vẫn là giáo dục. Phải giáo dục mọi công dân, đăc biệt là trẻ em từ thời mẩu giáo phải có ý thức về công dân – môn công dân giáo dục. Phải giáo dục thế nào để các em thấy việc xả rát ngoài đường là một xấu hổ, vượt đèn đỏ là một trọng tội, như các em bé ở Âu Mỷ đã được giáo dục. Năm mươi năm trước, Singapore đã áp dụng biện pháp chế tài rất khắc nghiệt, song song với giáo dục công dân. Không ngac nhiên, Singapore hiện nay la một nước sạch sẽ, tôn ti trật tự nhất thế giới.
Trần Đăng Khoa