Lâu nay , mỗi khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ thường được các cơ quan chức năng kết luận lỗi do người điều khiển phương tiện . Tuy nhiên , theo tôi , 1 lý do không thể xem nhẹ ảnh hưởng trực tiếp đến mất ATGT là chất lượng của từng đoạn đường . Hiện nay , trên 1 số quốc lộ trong cả nước mà đặc biệt là Ql 70 từ Yên Bái - Lào Cai , đây là tuyến huyết mạch nối với cửa khẩu quốc tế Lào Cai . Những năm gần đây , việc gia tăng nhanh chóng lưu lượng xe tải nặng , xe công te nơ .... và mật độ các loại phương tiện khác đã làm cho tuyến đường này trở thành 1 trong những tuyến đường trọng điểm về xảy ra TNGT , đặc biệt các vụ TNGT do xe tải gây ra . Mặc dù vậy , tuyến đường này hiện chất lượng rất xấu không đáp ứng được yêu cầu lưu thông hiện tại . Có một số bất hợp lý như sau :
- Trên 1 đoạn ngắn khoảng một vài chục Km nhưng tồn tại nhiêu loại mặt cắt : loại có bề rộng mặt đường = 3,5 m và 5 m , 5,5 m gây nên những điểm xung đột rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông nhất là ở những đoạn đường dốc quanh co và những đoạn đi khu dân cư đông người và xe thô sơ , xe máy qua lại , không biết các nhà quản lý về giao thông có nắm được hiện tượng này hay không ?.
- Còn tồn tại rất nhiều các đoạn đường cong có bán kính dưới 40 m - 25 m ( cua gấp ) và trong số này có nhiều cua thường xảy ra TNGT ( gọi là điểm đen ) nhưng chưa được xử lý . Tham khảo ý kiến của anh bạn công tác tại Phòng QLGT - Công ty Quản lý đường bộ 242 , tôi được biết Công ty đã có kế hoạch khắc phục nhưng chưa được Khu QLĐB II và Cục đường bộ cho phương án xử lý , việc này đã qua vài năm và theo anh bạn trên cho biết còn tiếp tục phải " chạy " như chạy các dự án khác .
- Một số đoạn vực sâu nguy hiểm đã xây dựng được tường phòng vệ mềm , song còn quá ít và bố trí chưa thực sự hợp lý , theo quan sát của tôi thì có 1 số đoạn rất nguy hiểm và trong năm 2006 đã từng xảy ra những vụ xe ôtô lao xuống vực sâu nhưng hiện chưa được lắp tường PVM .
- Về công tác bảo trì và sửa chữa đường bộ có một số bất cập như sau :
1 . Theo cán bộ trên cho biết : Việc duyệt dự toán và cấp phát vốn cho công tác bảo trì đường bộ ( vốn SCTX ) do Cục đường bộ , Khu QLĐB II cấp theo dịnh mức / 1 Km đường là khoảng 16 tr. đồng/năm . Vì là Doanh nghiệp công ích nên các Công ty QLĐB phải hạch toán đầy đủ các chi phí hoạt động doanh nghiệp như : trả lương cho bộ máy gián tiếp các Phòng ban , trích nộp các khoản BHXH , thuế , chi phí khác .... rất lớn vì các Công ty này được lập ra với cả chức năng làm Sửa chữa vừa và Xây dựng cơ bản nhỏ , nên bộ máy rất cồng kềnh và đông người , hiện nay không có việc làm từ nguồn SCV và XDCB , phải chi từ nguồn vốn SCTX . Sau khi chiết khấu tất cả các khoản chi phí hàng trăm thứ nêu trên , số vốn còn lại được các Công ty đầu tư xuống đường và giao khoán cho các Hạt Quản lý đường bộ thực hiện , thường số vốn còn lại giao cho các Hạt không đáp ứng được yêu cầu duy tu bảo dưỡng cần thiết .
Công tác nghiệm thu được thực hiện hàng Quý và do Khu QLĐB tiến hành , tuy nhiên rất hình thức " cưỡi ngựa xem hoa " trong khi đáng ra phải kiểm tra kỹ việc sử dụng vốn của các Công ty QLĐB .
Việc đó cho thấy : Đầu tư cho công tác bảo trì đường bộ hoàn toàn phụ thuộc vào việc các Công ty có QLĐB cắt xén nhiều hay ít mà thôi , đã làm giảm đáng kể hiệu quả đầu tư .
2 . Công tác sửa chữa đường bộ bao gồm các việc như Xử lý cao su tôn lún , Vá láng mặt đường và các việc liên quan Khắc phục bão lụt thường không được duyệt kịp thời và thể hiện sự quan liêu tắc trách đối với cac cơ quan quản lý . Quá trình đó diễn ra như sau : Khi mặt đường và nền đường bị hư hỏng đột xuất , các Hạt QLĐB tiến hành xử lý tạm thời để đảm bảo giao thông sau đó báo cáo Công ty QLĐB , Công ty lập báo cáo trình Khu QLĐB duyệt , sau khi có dự án được duyệt và chỉ định thầu thì các Công ty Giao cho Hạt tiến hành khôi phục lại công trình . Quá trình này thường phải mất từ 3 - 5 tháng mới hoàn tất thủ tục ( Thủ tục rất rườm rà và đôi khi cũng phải "chạy " ) . Nh ư vậy , trong thời gian chờ đợi như vậy tuyến đường không còn đảm bảo êm thuận , và đây là 1 nguy cơ tiềm ẩn xảy ra TNGT .
Đồng thời Quy trình lập duyệt trên làm mất đi tính chủ động của các Công ty và các Hạt QLĐB ( vì phải chờ trên duyệt ) .
- Do vậy sau khi tham khảo các cán bộ làm công tác quản lý giao thông tôi xin mạnh dạn nêu 1 số ý kiến như sau :
Tai nạn giao thông hiện nay đang là vấn đề bức xúc như 1 quốc nạn , và hoàn toàn không phải chỉ là lỗi của người tham gia giao thông , vì nếu chất lượng đường khá hơn có thể vụ TNGT đó sẽ không xảy ra , cho nên ta phải thẳng thắn nhìn thẳng vào sự thật mà nhận định có cả lỗi của ngành giao thông . Đứng trước tình hình đó Cục đường bộ Vn với tư cách Cục quản lý chuyên ngành cần mạnh dạn nhìn thấy những yêu kém của ngành mình mà có biện pháp chấn chỉnh ngay tức khắc , vì nếu để chậm ngày nào TNGT sẽ gia tăng ngày đó và sẽ gây phẫn nộ trong nhân dân . Theo tôi , các đồng chí nên xem lại cơ chế Quản lý vốn sủa chữa đường bộ hiện nay quá quan liêu xơ cứng thiếu linh hoạt có cần phải thay đổi không .
Ngoài ra , theo tôi được biết ngành đường bộ có hẳn một mạng lưới các Hạt QLĐB được bố trí rộng khắp các tuyến Quốc lộ và đây chính là lực lượng chính trục tiếp làm công tác QLĐB và có am hiểu sâu sắc đối với đoạn đường được giao quản lý . Trong khi đó theo anh bạn ở Phòng QLGT Công ty 242 cho biết các Hạt QLĐB hiện chỉ là một đơn vị sản xuất của Công ty , thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của Công ty giao , như vậy rất lãng phí nguồn nhân lực . Theo tôi nếu sử dụng các Hạt này như 1 đơn vị thực hiện chức năng Quản lý toàn diện ở cơ sở như là tai mắt của Khu QLĐB có lẽ sẽ tránh được các bất cập nêu trên và tách phần sản xuất giao cho các Doanh nghiệp công ích ( các C&oc irc;ng ty QLĐB ) , tách các Hạt trực thuộc Khu và thực hiện chức năng giám sát việc sử dụng vốn của các Công ty như vậy sẽ hiệu quả hơn và đường sá sẽ tốt hơn , đẩm bảo ATGT tốt hơn hiện nay , các công việc sửa chữa hư hỏng đột xuất sẽ linh hoạt và nhanh chóng hơn so với Quy trình lập duyệt vòng vèo như hiện nay . Và tất nhiên góp phần làm giảm tai nạn giao thông đường bộ .
- Còn một số vấn đề khác và công tác Quản lý Hành lang ATGT tôi xin trình bày sau ở chuyên mục khác , xin cảm ơn sự quan tâm của các đồng chí đối với ý kiến nhỏ của tôi .
|