Chẳng phải đến bây giờ, mà cách đây 4,5 năm, khi gặp để phỏng vấn những vị khách quocó tề từ Brunei Darussalam, Indonesia... tham gia hoạt động văn hóa ASEAN về ấn tượng của họ về Hà Nội, tôi đã rất buồn lòng khi nhận được câu trả lời là ấn tượng hãi hùng về hệ thống giao thông ở Hà Nội và cách người Việt nam điều khiển giao thông.
Họ rất giật mình và lo sợ dù chỉ ngồi trên xe bus của ban tổ chức để di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác theo sự kiện. Khỏi phải nói sự lo sợ của tôi từ lúc nào đó và đến nay càng đậm đặc, rõ nét hơn.
Thương tiếc hai nhà khoa học tăm tiếng đã đành, tôi còn lo không biết tương lai của dân tộc Việt nam sẽ đi đâu về đâu nếu hàng ngày có bao nhiêu người ngã xuống một cách oan uổng chỉ bởi ý thức của những người dân tham gia giao thông trên đường.
Chứng kiến nhiểu cảnh lạng lánh, tránh đường, dành pahàn tốc độ của người tham gia giao thông, tôi không nói việc mở đường, đi dàn nề đường dành cho các công trình đường bộ ở HN mà không tập trung vào phát triển các vùng khác ngoài thủ đô Hà Nội liệu có tác dụng hay không hay chỉ để cho những dòng người cứ đổ về rồi hiện tượng ách tắc lại cứ thế xảy ra?.
Nhiều lúc tôi thấy thật kỳ cụ vì thay vì có biện pháp nghiêm khắc, phạt nặng đối với những người đi ẩu, đi nhanh, lạng lách trên đường thi cảch sát giao thông chỉ chăm bắt phạt những người lấn một tí đèn đỏ, những người chẳng mai không mang theo bên mình giấy tờ xe hay những người có vẻ "lạ lạ", "nghi nghi".
Cảnh sát giao thông ở nước ngoài thay vì chăm chăm đứng núp đẻ rình nộp phạt thì họ tham gia cật lực vào việc điều khiển, hướng dẫn giao thông và thăm chỉ thậm trí tận tình chỉ đường cho khách nước ngoài. Còn cảnh sát giao thông ở Việt nam là thế này là thế nọ thì ai cũng đã biết.
Nhưng tệ hơn là ý thức người dân. Bởi chỉ ngành giao thông thôi vào cuộc chưa đủ. Hãy nghiêm minh phạt nặng đi, đừng sợ vài thế hệ người dân phải "nhẵn túi" mà hãy sợ cho thế hệ mai sau sẽ trở nên lộn xộng như thế nào nếu tình hình giao thông như hiện nay vẫn còn tiến triển.