Để điều đó không xảy ra?

Thứ năm, 04/01/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Do tính chất nghề nghiệp tôi thường xuyên phải đi nhiều (nhất là trên các trục đường Quốc lộ) và chứng kiến rất nhiều các vụ tai nạn giao thông. Sau một thời gian dài để ý tìm hiểu và kiểm chứng tôi thấy: Từ trước tới nay chúng ta (trong đó có tôi) có quan niệm cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông.....

Người gửi: Nguyễn Văn Dũng
E-mail: dzung@adong.vn
Ngày gửi: Thứ năm, 04/01/2007
  Do tính chất nghề nghiệp tôi thường xuyên phải đi nhiều (nhất là trên các trục đường Quốc lộ) và chứng kiến rất nhiều các vụ tai nạn giao thông. Sau một thời gian dài để ý tìm hiểu và kiểm chứng tôi thấy: Từ trước tới nay chúng ta (trong đó có tôi) có quan niệm cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông đã và đang xảy ra ở nước ta là do ý thức của người dân khi tham gia giao thông, tôi xin mạo muội nói đó là sự ngộ nhận. Những nguyên nhân mà tôi trình bày dưới đây có thể coi là một trong những cứ liệu để chứng minh và hơn hết đó là mong muốn được đóng góp ý kiến nhỏ bé của mình về một quan điểm không nhỏ để tất cả cùng đến một mục đích là giảm thiểu tai nạn giao thông - một vấn nạn quốc gia.
1- Tuy không có số liệu cụ thể nhưng bằng những gì tôi thấy thì tỷ lệ tai nạn giao thông (nhất là tai nạn nghiêm trọng) trên các tuyến đường Quốc lộ cao gấp nhiều lần ở các đô thị, đó cũng là tỷ lệ thuận của các vụ tai nạn liên quan đến xe máy so với các phương tiện giao thông khác. Nguyên nhân sẽ có nhiều nhưng nguyên nhân chính theo tôi là tốc độ và mũ xe máy trong đó do người đi xe máy đội mũ bảo hiểm là nguyên nhân số 1. Nếu là tài xế ô tô ai cũng sẽ phải công nhận là khi gặp người đi xe máy cùng chiều mà có đội mũ bảo hiểm (cánh lái xe hay gọi là "nồi chõ" hay "nồi cơm điện") là miễn bóp còi và mong chờ điều đó đừng xảy ra, bởi lẽ họ có thể lạng lách bất kỳ và chỉ có phía trước còn còi xe và gương chiếu hậu là không nghe và không thấy. Nhưng nếu bạn là tài xế xe máy và cũng đội mũ bảo hiểm thì chắc chắn bạn cũng giống "họ" (nếu không tin mời các anh chị của Ban an toàn giao thông thử với đoạn đường dài trên vài chục cây số sẽ biết). Lý giải điều này theo tôi là tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm đối với người Việt chúng ta là chưa phù hợp (hai tai không chịu được sức ép của mũ ở tình trạng lâu), chờ đến khi ngã để đầu đập xuống đường hoặc bánh xe ô tô đè lên thì lực đập là bao nhiêu NewTon để mũ chịu đựng được làm sao quan trọng bằng độ thấy; độ nghe; độ nhẹ nhàng độ thông thoáng để điều đó không xảy ra?
 2- Trên các trục đường chính có sơn kẻ song song nét liền và nét đứt tại các đoạn đường cong không thống nhất, nhiều chỗ cua phải nhưng vạch sơn liền lại nằm bên trái vạch sơn rời và ngược lại khi cua trái vạch sơn liền lại nằm bên phải vạch sơn rời. Điều này là rất nguy hiểm khi người tham gia giao thông chấp hành đúng luật nhưng thiếu kinh nghiệm và nhất là không may đè lên sỏi đá trên đường sẽ theo lực quán tính văng sang bên làn đường ngược chiều rất dễ bị tai nạn. Đây cũng là vấn đề cần giải quyết trong thời gian sớm nhất để điều đó không xảy ra?

Nguyễn Văn Dũng:dzung@adong.vn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)