Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phòng chống sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông

Thứ năm, 28/04/2016 14:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm thực hiện việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, sáng 28/4, tại Hà Nội, Bộ GTVT phối hợp với WHO tổ chức Hội thảo quốc tế “Xây dựng hệ thống pháp luật ATGT - kinh nghiệm quốc tế về phòng chống sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông”.

Mục đích của Hội thảo nhằm chia sẻ các kinh nghiệm của thế giới về vấn đề kiểm soát, thực hiện các quy định của pháp luật trong vấn đề sử dụng rượu bia và các chất có cồn khi tham gia giao thông tại một số quốc gia trên thế giới, từ đó hỗ trợ Việt Nam xây dựng các quy định có liên quan.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Văn Thạch - Vụ trưởng Vụ ATGT cho biết, ATGT ở Việt Nam trong những năm qua đã giành được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và toàn thể hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương; trong thời gian từ năm 2011 đến Quý I/2016, TNGT liên tục giảm trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, đặc biệt trong các năm 2014, 2015 và Quý I/2016 số người chết vì TNGT đã giảm; cụ thể, toàn quốc xảy ra 4.985 vụ, làm chết 2.193 người, bị thương 4.522 người. So với cùng kỳ năm 2015, giảm 866 vụ, giảm 152 người chết và giảm 969 người bị thương.

Phát biểu khai mạc Hội thảo

Vụ trưởng Vụ ATGT Nguyễn Văn Thạch phát biểu khai mạc Hội thảo

Tuy nhiên, Vụ trưởng Nguyễn Văn Thạch đánh giá, số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn nhiều, số người chết vẫn còn ở mức cao, nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn là do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông chưa cao, tình trạng vi phạm quy tắc giao thông như: vi phạm các quy định về nồng độ cồn (sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông), chạy quá tốc độ, chở quá tải trọng, quá số người quy định; đi không đúng phần đường, làn đường... vẫn còn diễn ra nhiều tại những nơi, những lúc không có lực lượng chức năng làm nhiệm vụ; tình trạng không chấp hành, trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ còn diễn ra phổ biến...

Trước thực trạng trên, Chính phủ và các Bộ, ngành đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế và giảm thiểu TNGT. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực ATGT, mà trong đó việc xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các quy định về sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản sau khi được ban hành tới người tham gia giao thông, người thực thi nhiệm vụ cũng rất quan trọng.

Bà Kiều Thị Diễm, Phó Vụ trưởng Vụ ATGT cho biết,
Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, các nhà quản lý trong và ngoài nước

Vụ trưởng Nguyễn Văn Thạch cho biết, tại Hội thảo lần này các đại biểu sẽ được nghe các chuyên gia và các nhà quản lý trong và ngoài nước trình bày các tham luận, các kinh nghiệm của Thế giới về vấn đề kiểm soát, thực hiện các quy định của pháp luật trong việc sử dụng rượu bia và các chất có cồn khi tham gia giao thông tại một số quốc gia trên thế giới, kinh nghiệm xây dựng và tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT đường bộ, từ đó hỗ trợ Việt Nam xây dựng các quy định có liên quan.

“Tôi mong muốn tại Hội thảo này, các đại biểu sẽ tích cực trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm với nhau, cũng như đưa ra các đề xuất để nâng cao kỹ năng xây dựng và phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến các quy định, thực tế việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông nhằm tăng cường ATGT đường bộ” - Vụ trưởng Nguyễn Văn Thạch nhấn mạnh.

Đại diện WHO phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe các bài phát biểu, các báo cáo tham luận về: Kết quả xử lý vi phạm hành chính các quy định về sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông tại Việt Nam (Cục CSGT); Chính sách toàn cầu về kiểm soát sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông (chuyên gia WHO); Cải thiện ATGT đường bộ thông qua chính sách giảm nồng độ cồn trong máu và thực hiện các chính sách: Những kinh nghiệm từ New Zealand (Bộ GTVT New Zealand); Phát triển xây dựng VBQPPL về sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông (WHO tại Geneva); Việc thực hiện Thông tư liên tịch về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Bộ Y tế); Các nội dung chính của Luật GTĐB hiện nay và những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung (Tổng cục Đường bộ Việt Nam)...

Cục CSGT đề nghị  đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT; tăng cường 
công tác TTKS, XLVP, xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm quy định nồng độ cồn

Hội thảo cũng dành phần lớn thời gian để thảo luận, lấy ý kiến của các đại biểu tham gia, tập trung vào các nội dung: các chính sách về sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, khó khăn trong công tác cưỡng chế; các yếu tố trong việc xây dựng VBQPPL về sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông; xây dựng các quy định pháp luật về phòng, chống rượu bia khi tham gia giao thông (các tồn tại trong chính sách phòng, chống rượu bia khi tham gia giao thông, các cam kết của Chính phủ và thách thức); công tác cưỡng chế đối với các vi phạm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông (nhân lực, thiết bị, các quy định pháp luật, thách thức...).

Hội thảo dành phần lớn thời gian để thảo luận, lấy ý kiến của các đại biểu tham gia.

Xuân Nguyên

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)