Tiền Giang: Cần có biện pháp giảm TNGT do người điều khiển xe gây ra

Thứ sáu, 09/08/2013 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thực trạng hiện nay đang phản ánh rõ nét tai nạn giao thông (TNGT) do người sử dụng mô tô, xe máy gây ra có chiều hướng gia tăng ngoài tầm kiểm soát, đặc biệt ở độ tuổi thanh, thiếu niên trong những dịp nghỉ lễ, tết. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là các biện pháp và chế tài xử phạt vẫn chưa mạnh và chưa đủ sức răn đe.
Thực trạng hiện nay đang phản ánh rõ nét tai nạn giao thông (TNGT) do người sử dụng mô tô, xe máy gây ra có chiều hướng gia tăng ngoài tầm kiểm soát, đặc biệt ở độ tuổi thanh, thiếu niên trong những dịp nghỉ lễ, tết. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là các biện pháp và chế tài xử phạt vẫn chưa mạnh và chưa đủ sức răn đe.

Thực tiễn cho thấy, biện pháp tạm giữ phương tiện là đạt hiệu quả cao nhất bởi ngay từ gia đình người vi phạm đã có nhiều cuộc “đấu khẩu” gay gắt giữa các thành viên do bị xáo trộn một phần công việc vì thiếu phương tiện đi lại. Mặt khác, người điều khiển phương tiện cơ giới phải có giấy phép lái xe (GPLX) phù hợp vì pháp luật đã quy định đây là loại hình tham gia giao thông có điều kiện bắt buộc, phải hiểu biết và chấp hành quy định pháp luật về đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Vì vậy một số hành vi cố ý vi phạm đối với người sử dụng mô tô, xe máy như lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, uống rượu bia quá nồng độ cho phép, chở trên xe quá số người quy định, không đội nón bảo hiểm, chống người thi hành công vụ... nên chăng phải áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện và thu hồi vĩnh viễn GPLX để đảm bảo an toàn cho người khác khi tham gia giao thông (theo quy định pháp luật, cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép thì cơ quan đó thu hồi giấy phép), bắt buộc học, thi lại từ đầu; đồng thời ban hành chính sách thu phí trông giữ xe ở mức cao để tái đầu tư xây dựng bến bãi, nơi đỗ xe công cộng...

Biện pháp này nhằm răn đe, ngăn chặn ngay từ đầu nhiều vụ TNGT có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã từng làm chết tại chỗ từ 3 người trở lên đối với mô tô, xe máy nhưng hiện nay chưa được quy định. Theo quy định của điều 103, điểm 2, khoản a, của Bộ Luật hình sự thì hành vi đe doạ giết người sẽ bị phạt tù từ 2 - 7 năm. Như vậy các hành vi nói trên cần được xem xét dưới góc độ là hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người khi tham gia giao thông để có biện pháp ngăn chặn ngay trước khi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

Bên cạnh đó, việc phân cấp lực lượng tuần tra kiểm soát vẫn còn bất cập. Lực lượng CSGT cấp tỉnh quá ít và phải đảm nhiệm trên tất cả các tuyến quốc lộ, nhưng nhiều đoạn đi qua thị trấn, thị tứ, khu đông dân cư giao thông phức tạp, vi phạm xảy ra nhiều lại không thuộc thẩm quyền xử lý của công an cấp huyện và cấp xã nên không được ngặn chặn và xử lý ngay từ đầu các lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều vụ TNGT do mô tô, xe máy gây ra trong thời gian qua, cần kiến nghị Bộ Công an quy định phân cấp lại phù hợp hơn.

Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng các cơ quan chức năng cần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm các biện pháp nêu trên ở một số địa phương có tình hình trật tự ATGT phức tạp, TNGT tăng cao hơn so với các địa phương khác.

Nguồn: Báo Ấp Bắc

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)