Hiện nay, tại Bà Rịa-Vũng Tàu, tuy dân số chỉ mới trên một triệu người nhưng số người tạm cư trên địa bàn chiếm tỷ lệ khá cao so với các địa phương khác. Kèm theo đó số phương tiện giao thông đường bộ gia tăng cao (toàn tỉnh có 500.000 xe ôtô, xe môtô)
Cần có nhiều đợt tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ trong cộng đồng nhằm giúp người dân điều khiển phương tiện an toàn khi tham gia giao thông.
Liên hợp quốc vừa phát động “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ” với quy mô trên toàn cầu. Khắp nơi trên thế giới từ New Zealand tới Mexico, từ Liên bang Nga tới Nam Phi, từ châu Mỹ tới châu Á…, chính phủ các nước đều cam kết thực hiện các bước đi mới nhằm cứu mạng sống trên các tuyến đường. Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng cũng đã có chương trình hành động hưởng ứng vì một thập kỷ an toàn giao thông này.
Cần có nhiều đợt tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ trong cộng đồng nhằm giúp người dân điều khiển phương tiện an toàn khi tham gia giao thông
|
Cần có nhiều đợt tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ trong cộng đồng nhằm giúp người dân điều khiển phương tiện
an toàn khi tham gia giao thông.
|
Theo số liệu của Liên Hiệp quốc, thế giới có thể cứu sống 5 triệu người, ngăn chặn 50 triệu ca thương tích nghiêm trọng và tiết kiệm được 5.000 tỷ USD trong suốt thập kỷ (từ 2011đến 2020) nếu ngăn chặn và làm giảm được tai nạn giao thông. Hiện nay, mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,3 triệu người chết vì tai nạn giao thông đường bộ, khiến nó trở thành nguyên nhân đứng thứ chín gây tử vong trên toàn cầu. Bên cạnh những trường hợp tử vong, các vụ va chạm giao thông đường bộ còn gây ra khoảng 50 triệu ca thương tích không tử vong mỗi năm.
Ở nước ta, theo số liệu của Bộ Y tế, chấn thương do tai nạn giao thông đường bộ đặt ra gánh nặng to lớn lên toàn xã hội, lấy đi bình quân mỗi năm hơn 12.000 mạng sống (riêng Bà Rịa-Vũng Tàu, bình quân mỗi năm có gần 200 người chết vì tai nạn giao thông). Việc chăm sóc khẩn cấp và các dịch vụ hỗ trợ khác cho các nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ cũng là gánh nặng cho xã hội. Sự quá tải các ca thương tích có thể phòng tránh được đã làm tăng sức ép lên các dịch vụ chăm sóc y tế. Thực hiện thập kỷ an toàn giao thông là thực hiện các bước đi mới nhằm cải thiện độ an toàn của các con đường và phương tiện giao thông, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp và xây dựng hệ thống quản lý độ an toàn của đường sá nói chung, song song với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân tự giác chấp hành pháp luật về giao thông… đồng thời kêu gọi và tăng cường công tác chế tài trong việc sử dụng mũ bảo hiểm, đai an toàn và ghế ngồi trẻ em trên ô tô, tránh uống rượu bia khi lái xe và chạy quá tốc độ quy định.
Hiện nay, tại Bà Rịa-Vũng Tàu, tuy dân số chỉ mới trên một triệu người nhưng số người tạm cư trên địa bàn chiếm tỷ lệ khá cao so với các địa phương khác. Kèm theo đó số phương tiện giao thông đường bộ gia tăng cao (toàn tỉnh có 500.000 xe ôtô, xe môtô) trong khi hệ thống giao thông đường bộ chưa phát triển, mở rộng kịp (chỉ có hơn 6.000km), vì vậy, việc phương tiện lưu thông với mật độ ngày càng dày thì tai nạn giao thông càng có thể xảy ra là điều khó tránh khỏi. Thêm vào đó, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của một phận người dân chưa cao nên khó có thể kiểm soát được tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay.
Ban An toàn giao thông tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kêu gọi các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, chính quyền các địa phương và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh thực hiện “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông” với những việc làm cụ thể như tiếp tục kiện toàn Ban An toàn giao thông các địa phương; đẩy mạnh phong trào xây dựng “Văn hóa giao thông” trong mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của người tham gia giao thông với cộng đồng; tạo bước đột phá trong công tác giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử phạt các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó đặc biệt chú ý ngăn chặn kịp thời các vụ tổ chức đua xe và đua xe trái phép, xử lý nghiêm việc điều khiển xe gắn máy hai bánh không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia say xỉn, chạy xe quá tốc độ quy định. Sửa chữa kịp thời những tuyến đường đã bị xuống cấp nhằm đem lại sự an toàn cao cho người điều khiển phương tiện giao thông cũng là điều rất quan trọng. Chính những việc làm cụ thể đó sẽ là những hành động thiết thực hưởng ứng “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông” mà Liên Hiệp quốc đã phát động.
Hieuht (theo baobariavungtau)