Giảm TNGTĐS, cấp thiết phải lập lại hành lang ATGTĐS

Thứ năm, 07/07/2011 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sau 4 năm thực hiện NQ32/CP, tai nạn giao thông đường sắt (TNGTĐS) vẫn chưa có chiều hướng giảm. Số vụ, số người chết vẫn gia tăng. Qua phân tích cho thấy, 96,6% TNGTĐS do nguyên nhân khách quan. Để hạn chế TNGTĐS, cũn nhiều việc phải làm, cấp thiết nhất là việc lập lại hành lang ATGTĐS.
Sau 4 năm thực hiện NQ32/CP, tai nạn giao thông đường sắt (TNGTĐS) vẫn chưa có chiều hướng giảm. Số vụ, số người chết vẫn gia tăng. Qua phân tích cho thấy, 96,6% TNGTĐS do nguyên nhân khách quan. Để hạn chế TNGTĐS, cũn nhiều việc phải làm, cấp thiết nhất là việc lập lại hành lang ATGTĐS.
Nhiều quyết sách phù hợp, hiệu quả
Theo báo cáo của Tổng công ty ĐSVN, thực hiện NQ32/CP, Tổng công ty ĐSVN đó ban hành nhiều văn bản, triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc tổ chức ký cam kết với CBCNV, với địa phương, nhân dân sinh sống dọc đường sắt để đảm bảo an toàn chạy tàu. Để hạn chế tai nạn tại các đường ngang, Tổng công ty đó rà xoát toàn bộ số đường ngang, đường dân sinh cũng như tình trạng vi phạm HLATGTĐS và đưa ra các giải pháp phù hợp.
Từ năm 2009, ĐSVN đó thành lập thêm Ban Dự án ATGTĐS để trực tiếp triển khai thực hiện các công trình dự án liên quan đến việc đảm bảo ATGTĐS theo Nghị quyết 32/CP và Quyết định 1856/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ. Đó triển khai đồng bộ quyết liệt Luật đường sắt, hệ thống văn bản dưới luật, Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ ĐSVN về công tác đảm bảo ATCT.
Trong bối cảnh nguồn vốn hạn hẹp, Tổng công ty đó ưu tiên đầu tư cho các công trình, dự án liên quan đến công tác đảm bảo ATGTĐS, tranh thủ nhiều nguồn vốn khác nhau cho công tác đảm bảo ATGTĐS. Đơn cử như việc xóa bỏ được 60 điểm đen trên tuyến Thống nhất từ nguồn vốn tài trợ của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
Công tác tuyên truyền luật lệ ATGTĐS được đẩy mạnh, từ năm 2009 đến nay cùng với hệ thống phát thanh trên tàu, dưới ga, đó phối hợp với các Đài truyền hỡnh Trung ương, địa phương xây dựng phát sóng nhiều chương trình tuyên truyền về TTATGTĐS. Hệ thống phát thanh trên tàu, dưới ga liên tục phát thanh các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo TTATGTĐS.
Công tác phối hợp đảm bảo TTATGTĐS giữa Tổng công ty ĐSVN với Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ- Đường sắt, Cục ĐSVN, chính quyền các địa phương được thắt chặt hơn. Công tác xã hội hóa trong đảm bảo TTATGTĐS được chú trọng. Nhiều địa phương đó cử người cảnh giới, chốt gác tại các đường ngang, các lối đi dân sinh. Phong trào em yêu đường sắt quê em, phong trào đảm bảo an toàn đèo dốc, phong trào thanh niên tỡnh nguyện cảnh giới đường ngang được duy trì và phát triển.
Vẫn nóng tai nạn đường sắt
Sau 4 năm thực hiện NQ32/CP, TNGTĐS vẫn tiếp tục xảy ra và chưa có chiều hướng giảm. Nếu năm 2006 toàn mạng đường sắt xảy ra 569 vụ, làm 198 người chết, 373 người bị thương, thỡ năm 2010 đó xảy ra 471 vụ làm 224 người chết và 287 người bị thương. Tính chung trong 5 năm từ năm 2006-2010 đã xảy ra 2.914 vụ TNGTĐS, làm 1.105 người chết và 1.964 người bị thương.
Phân tích TNGTĐS cho thấy, trong hai năm 2006- 2007, tai nạn diễn biến theo chiều hướng tăng, từ năm 2008 đến nay tình hình có chững lại, số vụ và số người bị thương đã giảm mạnh.
Tuy nhiên, vẫn còn để xảy ra tai nạn nghiêm trọng, số người chết vẫn gia tăng. Hầu như tất cả các vụ tai nạn trên đều xuất phát từ phía các nguyên nhân khách quan (96,6%). Chủ yếu do người và phương tiện giao thông đường bộ vi phạm luật lệ ATGTĐS gây ra trên đường sắt; 57,7% số vụ tai nạn trên xảy ra trên các đường ngang mà chủ yếu là đường ngang dân sinh tự mở trái phép qua đường sắt (nếu coi 57,7% số vụ tai nạn xảy ra trên các đường ngang là 100%, thỡ tại đường ngang có gác chiếm 2,9%, đường ngang phòng vệ bằng hệ thống CBTĐ 8,1%, đường ngang phũng vệ bằng biển báo 7,0%, cũn lại xảy ra trên đường ngang bất hợp pháp khoảng 82%).
Trong số các vụ tai nạn nêu trên có 12% là tai nạn do tàu va ô tô và các phương tiện cơ giới khác, 88% là tai nạn tàu va vào xe máy, xe đạp, người đi, đứng, ngồi, nằm trên đường sắt. 0,4% là tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, 40% là tai nạn nghiêm trọng. Đáng lưu ý là, 73,40% số vụ tai nạn xảy ra trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, 9,7% xảy ra trên tuyến Hà Nội – Hải Phòng.
Hà Nội là địa phương xảy ra nhiều vụ TNGTĐS nhất và luôn có xu hướng gia tăng. Trong 3 năm gần đây, Hà Nội chiếm 16,3% số vụ tai nạn GTĐS, cao gấp gần 6 lần so với mức bình quân của cả nước. Những vụ tai nạn lớn (đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng) đều do phương tiện giao thông đường bộ gây ra, chủ yếu xảy ra trên đường ngang hợp pháp, hoặc các lối đi dân sinh có mặt đường rộng, nhưng không có biện pháp cưỡng chế để cấm xe ô tô qua lại.
“Nóng” tai nạn nhưng chưa “nóng” trách nhiệm
Do tồn tại về mặt lịch sử, ngay từ khi được xây dựng cho đến nay đường sắt và đường bộ giao cắt trên một mặt bằng. Vấn đề quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, đặc biệt là việc xác định HLATGTĐS chưa được đặt ra một cách đầy đủ, toàn diện. Việc buông lỏng quản lý của các địa phương và chủ đầu tư dự án giao thông đường bộ trong một thời gian dài đó dẫn đến trình trạng vi phạm lấn chiếm HLATGTĐS. Việc mở đường dân sinh trái phép qua đường sắt, xây dựng đường bộ tùy tiện qua đường sắt cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
TNGTĐS hiện nay chủ yếu do người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ vi phạm luật lệ ATGT gây ra trên đường sắt. Trong điều kiện ATGT đường bộ còn diễn biến phức tạp như hiện nay, thì ATGT đường sắt rất khó tiến triển theo chiều hướng tích cực, nếu không nhận được sự quan tâm “ vào cuộc” quyết liệt của các địa phương.
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thụng của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chưa cao. Một phần do hạn chế về văn hóa, lối sống và ý thức chấp hành của người tham gia giao thông. Mặt khác công tác tuyên truyền, giáo dục ở nhiều địa phương còn hạn chế.
Cơ sở hạ tầng đường sắt còn nhiều bất cập. Số lượng và chất lượng đường ngang, hàng rào phân cách đường sắt và đường gom, hàng rào hộ lan giữa đường sắt và đường bộ chạy song song liền kề… chưa được đầu tư. Chưa có cơ chế đủ mạnh cho các cơ quan quản lý có liên quan trong lĩnh vực đảm bảo ATGTĐS.. Sơ kết 4 năm thực hiện NQ32/CP, Tổng công ty ĐSVN đó đề ra 4 bài học kinh nghiệm và 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Huyenhs(Theo cucduongsat)

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)