1. Phải chú trọng khâu tuyên truyền giáo dục.
2. Nâng cao trách nhiệm của những người làm công tác an toàn giao thông.
Tham gia bảo vệ an toàn giao thông là công việc của tất cả mọi người, trong đó quan trọng nhất là cảnh sát giao thông. Một cảnh sát giao thông mẫu mực phải là người nhẹ tình, tận tâm với công việc, nhanh chóng có mặt tại hiện trường, điều tra kỹ lưỡng nguyên nhân tai nạn, tìm cho bằng được kẻ phạm pháp bỏ trốn, không vì tiền hay quan hệ quen biết mà làm sai lệch hồ sơ vụ án. Cảnh sát giao thông phải có trái tim đồng cảm vời nạn nhân, tránh thái dộ lạnh nhạt khi nhìn thấy máu đổ trên mặt đường. Phải mưu trí dũng cảm để có thể rượt bắt được tội phạm. Chính quyền cần có biện pháp khen thưởng thích đáng cho những cảnh sát nhiệt tình điều tra làm sáng tỏ các vụ tai nạn phức tạp, dũng cảm đuổi bắt được những kẻ đi xe ẩu. Có thề lấy biểu quyết của Hội đồng nhân dân, lấy dư luận của người dân và báo chí đề định mức khen thưởng cho các cá nhân, đơn vị cảnh sát. Bên cạnh việc khen thưởng, cần chú trọng các biện pháp kỷ luật những ai sai phạm.
Đề tăng tính năng động và ý thức trách nhiệm cho nhân viên, nên chăng ngành công an cũng như các ngành khác cần hướng tới xoá bỏ hình thức biên chế và thay vào đó là hình thức hợp đồng dài hạn như ở các nước tiên tiến. Ai làm việc không tích cực thì cắt hợp đồng. Các bộ phận công an khác cũng phải có trách nhiệm tham gia giải quyết tai nạn khi không có cảnh sát giao thông. Tránh trường hợp có công an hành chính ra đường thấy người bi nạn nhưng khống xúm vào giúp người dân giải quyết vụ việc mà thản nhiên bỏ đi.Hồ sơ vụ án trải qua nhiều khâu và có bộ phận liên quan phải làm tốt trách nhiệm của mình. Công an quận huyện sớm hoàn tất hồ sơ vụ án một cách đầy đủ chính xác. Viện kiểm sát kiểm tra kỹ hồ sơ, củng cố bằng chứng bảo vệ người bị hại. Tòa án làm việc công bằng, khách quan, không để tiền hoặc quyển lực làm lung lạc. Đội thi hành án tích cực thu hồi tài sản của người gây tai nạn để trả đầy đủ cho người bị hại. Các công ty bảo hiểm không được gây khó dễ cho ngườí đóng bảo hiểm bi tai nạn, không được cấu kết với công an để làm thay đổi vụ án theo hướng có lợi cho mình.
Ngoài những người làm việc trong các cơ quan bảo vệ luật pháp, cần phải phát triển đội ngũ cộng tác viên an toàn giao thông có mặt ở mọi lúc mọi nơi, vùng sâu, vùng xa, quân đội có thề đảm nhiệm một số công việc của cảnh sát giao thông. Lực lượng du kích, dân phòng xã phường cũng là những người chiến sĩ giữ gìn an toàn giao thông trên đia bàn của mình. Các cụ già còn đủ sức khỏe có thể tham gia gác chắn đường sát. Học sinh, sinh viên tham gia điều khiển giao công ở các ngã tư. Các tài xế Ô tô, các anh lái xe ôm . . . cần được cung cấp kiến thức cứu người bi nạn. Các nhân viên y tế phải có tinh thần sốt sắng nhiệt tình chữa tri nạn nhân, dù nạn nhân có tiền hay không có tiền, có người quen hay không có người quen. Số điện thoại cấp cứu, cảnh sát giao thông và công an xã phường cần phải được thông báo rộng rãi đê người dân liên hệ khi cần thiết. Mọi ngườí dân khi gặp người bị tai nạn đều phải có trách nhiệm cứu giúp, giữ hiện trường, làm bằng chứng. Cần có chính sách bảo vệ khen thưởng người làm chứng các vụ tai nạn giao thông. Giới báo chỉ có nhiệm vụ đưa tin, giám sát điều tra, phê bình, khen thưởng những người tích cực làm công tác an toàn giào thông. Công việc bảo vệ an toàn giao thông cần phải được xã hội hóa rộng rãi để mọi người dân đều có cơ hội giúp các cơ quan chức năng giải quyết những vấn đề liên quan tới giao thông.
còn nữa