Báo chí trong cuộc chiến lập lại TTATGT

Thứ hai, 23/06/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Trong thời gian qua, công tác tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính cơ bản, lâu dài nhằm xây dựng nếp sống văn hóa trong giao thông, tạo thói quen tuân thủ pháp luật của người dân khi tham gia giao thông. Từ khi có Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT từ Trung ương đến địa phương được thực hiện thường xuyên, mạnh mẽ hơn với sự tham gia tích cực của các cơ quan thông tin- truyền thông, các tổ chức chính trị - xã hội, bước đầu hình thành ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân khi tham gia giao thông.

Trong thời gian qua, công tác tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính cơ bản, lâu dài nhằm xây dựng nếp sống văn hóa trong giao thông, tạo thói quen tuân thủ pháp luật của người dân khi tham gia giao thông. Từ khi có Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT từ Trung ương đến địa phương được thực hiện thường xuyên, mạnh mẽ hơn với sự tham gia tích cực của các cơ quan thông tin- truyền thông, các tổ chức chính trị - xã hội, bước đầu hình thành ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân khi tham gia giao thông.

Qua đánh giá của các cơ quan chức năng cho thấy, nội dung tuyên truyền đã tập trung phổ biến các quy định của Luật, Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn pháp luật về TTATGT của các Bộ, ngành, nhất là quy tắc giao thông, đồng thời phản ánh các hoạt động bảo đảm TTATGT, những khó khăn, vướng mắc trong thực thi pháp luật về TTATGT.

Hình thức tuyên truyền về công tác bảo đảm trật tự ATGT được thực hiện đa dạng, phong phú. Nhiều báo, đài mở chuyên mục và thường xuyên có tin, bài về tình hình TTATGT trên địa bàn và trong cả nước, có lực lượng phóng viên chuyên trách, cộng tác viên về chuyên mục ATGT với nhiều hình thức và nội dung tuyên truyền phù hợp, thiết thực. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động thông qua hoạt động của các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm phổ biến pháp luật về TTATGT đến từng hộ gia đình, từng người dân.

Nằm trong hệ thống báo chí của cả nước nói chung và của ngành GTVT nói riêng, Báo GTVT dành riêng 2 trang báo/kỳ để tuyên truyền trật tự ATGT, với những vấn đề lớn, quan trọng trong công tác bảo đảm TT ATGT ở tất cả các lĩnh vực về đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường sông, hàng không, đăng kiểm và các địa phương. Các trọng tâm tuyên truyền đã được phản ánh bằng nhiều tin, bài tập trung vào một số vấn đề như: ủy ban ATGT QG mở Diễn đàn hiến kế giảm thiểu TNGT, các chương trình kế hoạch và các giải pháp của ủy ban ATGT Quốc gia; trách nhiệm của Bộ, ngành trong ủy ban ATGT QG; Công tác bảo đảm ATGT của các ngành Đường bộ, Đường sắt, Hàng hải, Hàng không, Đường sông, Đăng kiểm; công tác đảm bảo ATGT, giảm thiểu TNGT của cả nước; việc đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường khi tham gia giao thông.

Với lĩnh vực ATGT đường bộ, Báo GTVT đã tập trung vào vấn đề như: Lập lại trật tự hành lang đường bộ theo Quyết định 1856 của Thủ tướng Chính phủ; Thực hiện đề án giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; khắc phục điểm đen, hành lang ATGT đường bộ, cầu yếu trên các tuyến quốc lộ; vận tải hành khách bằng xe buýt; đình chỉ xe công nông, xe 3, 4 bánh tự chế; việc đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy...

Với lĩnh vực đường sông, Báo GTVT đã tập trung tuyên truyền các vấn đề như: Hoạt động của các bến khách ngang sông, công tác nạo vét luồng lạch đảm bảo giao thông mùa nước cạn, chống ùn tắc giao thông đường thuỷ; công tác điều tiết đảm bảo giao thông mùa bão lũ, việc đăng kí, cấp CCCM đối với các phương tiện thủy loại nhỏ; công tác quản lý hành lang ATGT đường thủy...

Với lĩnh vực hàng không, Báo đã tuyên truyền các quy định về an ninh, an toàn bay, đặc biệt là các văn bản dưới Luật mới được ban hành. Công tác bảo đảm an toàn bay (về quản lý điều hành không lưu, khai thác bay, quản lý nguồn nhân lực...).

Lĩnh vực đường sắt được Báo GTVT tuyên truyền như: vấn đề bảo đảm ATGT đường ngang dân sinh; biện pháp giảm TNGT đường sắt; vận tải hành khách; môi trường đường sắt; quản lý hành lang ATGT đường sắt...

Lĩnh vực đăng kiểm, Báo đã phản ánh các quy định mới về kiểm tra chất lượng xe cơ giới đang lưu hành và xe nhập khẩu, sản xuất lắp ráp mới trong nước. Trong đó tuyên truyền thông tin về tiêu chuẩn quy trình... để bạn đọc nâng cao ý thức, đảm bảo sử dụng phương tiện đủ điều kiện ATKT. Những vấn đề nóng trong kiểm tra chất lượng đóng tàu mới, kiểm tra đăng kiểm phương tiện thủy...

Lĩnh vực hàng hải, Báo cũng thường xuyên phản ánh vấn đề bảo đảm ATGT như công tác đào tạo cấp Bằng cho thuyền viên; vấn đề cứu hộ, cứu nạn trên biển; trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm ATGT trên tàu, công tác hoa tiêu liên quan đến ATGT.

Đối với các địa phương, Báo GTVT cũng thường xuyên phản ánh tin tức hoạt động ATGT của các tỉnh, thành phố. Biểu dương, nhân rộng các điển hình tốt, nhắc nhở các địa phương, đơn vị làm chưa tốt.

Các chuyên mục của trang ATGT trong thời gian qua cũng được duy trì thường xuyên như: “Chuyện dọc đường”; “Quản lý giao thông”; tin “Hoạt động các Ban ATGT”. Chuyên mục “Giúp bạn đi đường” thường xuyên đăng tải các quy định của Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, quy định xử phạt của tất cả các lĩnh vực.

Đặc biệt, công tác tuyên truyền qua báo chí còn được thể hiện qua việc tổ chức các cuộc thi viết tìm hiểu nội dung các quy định của pháp luật về TTATGT. Có thể nói công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT ngày càng được xã hội hóa. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ như Ngân hàng Thế giới, Unicef, JICA, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Honda, Toyota, Suzuki… quan tâm tài trợ, giúp đỡ cho các hoạt động giáo dục, tuyên truyền an toàn giao thông đường bộ.

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật về TTATGT của người dân khi tham gia giao thông. Nổi bật nhất là việc tuyên truyền đội mũ bảo hiểm năm 2007, đóng góp vào thành công thực hiện chủ trương bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy.

Nhờ những biện pháp tích cực của báo chí trong công tác tuyên truyền công tác bảo đảm TTATGT đã góp phần làm tình hình TNGT gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể từ năm 2002 trở về trước, TNGT liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 2003 trở lại đây, TNGT đã giảm, nếu tính theo tiêu chí số người chết/10.000 phương tiện cơ giới đường bộ như thông lệ quốc tế thì năm 2002 là 11,6 người chết/10.000 phương tiện và đến năm 2007 giảm xuống chỉ còn 5,6 người chết/10.000 phương tiện.

Đ.T

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)