Về tình hình hoạt động của các loại phương tiện đường thủy hiện nay trên địa bàn thành phố, ông Lê Sáu - Đội phó Đội TTGT cơ động -chuyên trách đường thủy cho biết: Hiện nay có 115 phương tiện giao thông đường thủy của tỉnh Quảng Nam; 46 phương tiện giao thông đường thủy của Đà Nẵng; hơn 30 phương tiện
Trong ngày ra quân thực hiện đợt tổng kiểm tra giao thông đường thủy vừa qua, Trung tá Phạm Thi - Đội trưởng Đội CSGTĐT (thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố) cho biết: Để bảo đảm an toàn trên sông nước khi mùa mưa lũ về, lực lượng liên ngành gồm CSGTĐT và Thanh tra giao thông (TTGT) đã thực hiện kế hoạch phối hợp để tổ chức kiểm tra tình hình bảo đảm ATGT của các phương tiện giao thông đường thủy đang hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng. Chúng tôi xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do tai nạn trên sông nước…
|
|
|
Đa số thuyền bị kiểm tra đều không đủ giấy tờ hợp lệ.
|
Về tình hình hoạt động của các loại phương tiện đường thủy hiện nay trên địa bàn thành phố, ông Lê Sáu - Đội phó Đội TTGT cơ động -chuyên trách đường thủy cho biết: Hiện nay có 115 phương tiện giao thông đường thủy của tỉnh Quảng Nam; 46 phương tiện giao thông đường thủy của Đà Nẵng; hơn 30 phương tiện đang tham gia san lấp công trình trong khu vực Vịnh Đà Nẵng và vài chục phương tiện đường thủy tự phát khác hằng ngày hoạt động trên các tuyến sông ở Đà Nẵng.
Trong số này, chủ yếu là thuyền chở cát từ Quảng Nam ra bán cho 23 đại lý cát sạn trên địa bàn thành phố (phần lớn ở quận Cẩm Lệ và quận Hải Châu). Lượng thuyền chở cát này mỗi ngày lưu thông qua lại trên tuyến đường thủy Quảng Nam – Đà Nẵng lên đến 250 lượt.
Rõ ràng, dù tuyến sông của Đà Nẵng không dài như các địa phương khác, nhưng nhịp độ hoạt động của ghe, thuyền là không nhỏ. Trong khi đó lực lượng TTGT và CSGTĐT chuyên trách công tác kiểm tra ATGT đường thủy lại quá mỏng.
Mỗi lần ra quân kiểm tra chỉ có 4 TTGT, 3 CSGTĐT chia làm hai mũi. Một mũi ở trên bờ để kiểm tra giấy tờ của phương tiện, một mũi dưới sông dùng ca nô để đón phương tiện vào bờ kiểm tra. Thực tế cho thấy, ghe, thuyền chở cát trên sông thường đi theo đoàn và chỉ tập trung đi vào những thời điểm thủy triều lên. Vì vậy, với lực lượng như hiện tại mỗi đợt ra quân chỉ kiểm tra được khoảng 1/5 số phương tiện lưu thông trên sông là nhiều nhất.
|
|
Từng đoàn thuyền chở cát nối đuôi nhau xuôi về Đà Nẵng.
|
|
Sau một ngày đi cùng lực lượng kiểm tra liên ngành trên tuyến sông từ Quảng Nam ra Đà Nẵng, chúng tôi ghi nhận sự nỗ lực của các thành viên trong đoàn kiểm tra khi làm nhiệm vụ dù ở dưới sông hay trên bờ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy với lực lượng quá ít và một chiếc ca nô như thế sẽ không thể nào kiểm tra được tất cả các phương tiện lưu thông trên sông.
Qua thực tế, đa số các phương tiện đường thủy hiện nay đều được thiết kế rất thô sơ, đơn giản; hầu hết các phương tiện ở Đà Nẵng không có các loại giấy phép khi lưu hành; có thuyền khi bị kiểm tra đã không thể xuất trình bất cứ loại giấy tờ hợp lệ nào, trong khi hằng ngày họ chuyên chở cả trăm khối cát lưu thông trên sông nước.
Nhiều thuyền chở cát từ Duy Xuyên, Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam ra Đà Nẵng khi bị kiểm tra thì chạy trốn ngược xuôi, lúc lực lượng kiểm tra cập mạn thuyền của họ thì chủ thuyền cứ trả lời theo kiểu à ơi… em không biết! Em không có giấy tờ! Em mới chạy ngày đầu tiên!
Thiết nghĩ, việc tổ chức thường xuyên kiểm tra an toàn đối với các loại phương tiện giao thông đường thủy là cần thiết và mang tính cấp bách trước những ngày mưa bão. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của các ngành quản lý vận tải thủy nội địa. Vì vậy, đối với lực lượng kiểm tra cần được quan tâm đầu tư đúng mức cả về phương tiện lẫn con người nhằm góp phần hạn chế, ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông đường thủy có thể xảy ra trên địa bàn thành phố.
Theo Báo Đà Nẵng