Bộ GTVT vừa có Văn bản số 12124/BGTVT-VT gửi Văn phòng Chính phủ; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội Taxi Hà Nội về việc giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi Hà Nội về một số vấn đề liên quan đến hoạt động thí điểm Hợp đồng điện tử.
Theo đó, Bộ GTVT nhận được Văn bản số 10878/VPCP-ĐMDN ngày 13/10/2017 của Văn phòng Chính phủ gửi kèm theo kiến nghị của Hiệp hội Taxi Hà Nội về việc báo cáo nội dung liên quan Chương trình thí điểm Quyết định 24/QĐ-BGTVT và các kiến nghị; Phiếu chuyển số 1141/PC-VPCP ngày 09/10/2017 của Văn phòng Chính phủ chuyển kiến nghị của Hiệp hội Taxi Hà Nội về việc báo cáo nội dung liên quan Chương trình thí điểm Quyết định 24/QĐ-BGTVT và các kiến nghị; đồng thời Bộ GTVT cũng đã nhận được Đơn kiến nghị số 1010/2017/CV-HHTX ngày 10/10/2017 của Hiệp hội Taxi Hà Nội về việc kiến nghị về thẩm quyền, quản lý và khống chế số lượng xe thí điểm.
Bộ GTVT xin tổng hợp, hệ thống lại và thông tin, làm rõ nội dung kiến nghị: “cho dừng khẩn cấp Kế hoạch thí điểm trong tháng 9/2017 đồng thời tiến hành tổng kết đánh giá thực tế triển khai Kế hoạch thí điểm đang gây ra nhiều bất an cho xã hội”; nội dung kiến nghị: “dừng ngay việc gia tăng các phương tiện tham gia thí điểm (như việc Bộ GTVT đã làm để hạn chế số lượng xe taxi tại Hà Nội năm 2011): Bộ GTVT phải ban hành ngay văn bản yêu cầu các địa phương dừng cấp phù hiệu các xe tham gia thí điểm (hiện đã tăng đến 50.000 xe chỉ trong 18 tháng), chứ không phải việc dừng mở rộng các doanh nghiệp tham gia thí điểm mới như nội dung văn bản mà Bộ GTVT gửi UBND các tỉnh, thành phố 4/2017, đã dẫn đến hiểu lầm là Bộ GTVT chỉ đạo dừng cấp phù hiệu xe thí điểm để xoa dịu dư luận và đánh lạc hướng các cơ quan lãnh đạo Trung ương, địa phương và doanh nghiệp”; nội dung kiến nghị: “cần phải thống nhất về bản chất và tên gọi của loại hình dịch vụ Grab, Uber tại Việt Nam (khi lấy ý kiến các Bộ ngành liên quan đối với đề án thí điểm Bộ GTVT coi dịch vụ kết nối giữa lái xe với hành khách là mô hình cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ; Bộ Tài chính coi đó là bộ phận cấu thành của dịch vụ vận tải chứ không phải là dịch vụ khoa học công nghệ; Bộ Công Thương coi là hình thức kinh doanh sàn giao dịch Thương mại điện tử). Chúng tôi kiến nghị: Đây là hoạt động dịch vụ cung cấp xuyên biên giới, do trong khuôn khổ WTO không có dịch vụ kết nối vận tải vì vậy Việt Nam có thể toàn quyền quyết định quản lý các hoạt động của Uber, Grab. Bản chất của Uber, Grab là kinh doanh dịch vụ phần mềm tham gia vào hoạt động vận tải là loại hình kinh doanh có điều kiện (xe dưới 9 chỗ hoạt động như taxi) vì vậy Uber, Grab phải thành lập công ty tại Việt Nam, có giấy phép cung cấp dịch vụ hoạt động vận tải (bao gồm hoặc phần mềm kết nối điều hành hoạt động vận tải hoặc cung cấp phương tiện tham gia hoạt động vận tải) và tuân thủ các điều kiện kinh doanh vận tải tại Việt Nam”; nội dung kiến nghị: “Thực hiện như nội dung Quyết nghị của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội số 04/2007/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 về việc thông qua Đề án “tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố HN giai doạn 2017-2020” và một số nội dung khác.
Toàn văn Văn bản số 12124/BGTVT-VT xem Tại đây!