Mưa lớn gây ách tắc giao thông ở Lào Cai, Thái Bình, Thanh Hóa

Thứ hai, 20/09/2010 07:52
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn Lào Cai, trong bốn ngày qua, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to, gây lũ trên toàn bộ hệ thống sông suối của tỉnh, làm sạt lở đất ở một số nơi. Lượng mưa phổ biến từ 85 đến 150 mm, một số nơi như xã Vĩnh Yên (huyện Bảo Yên) 234 mm; thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) 222,5 mm.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn Lào Cai, trong bốn ngày qua, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to, gây lũ trên toàn bộ hệ thống sông suối của tỉnh, làm sạt lở đất ở một số nơi. Lượng mưa phổ biến từ 85 đến 150 mm, một số nơi như xã Vĩnh Yên (huyện Bảo Yên) 234 mm; thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) 222,5 mm.

Mưa lũ đã làm tỉnh lộ 151 thuộc địa bàn các xã Phú Nhuận (Bảo Thắng), Võ Lao, Văn Sơn (Văn Bàn) bị ngập nước, các phương tiện không thể qua lại được; tuyến đường 4D đoạn Lào Cai - Sa Pa bị sạt lở nhiều điểm. Tại điểm sạt lở khu vực cầu Móng Sến (Sa Pa), khối lượng đất đá ước tính hơn 1.000 m3 tràn xuống mặt đường, gây tắc nghẽn giao thông trong nhiều giờ. Công ty Quản lý và Xây dựng đường bộ Lào Cai đang nỗ lực giải phóng mặt bằng và thông xe trong thời gian sớm nhất.

Mưa nhiều đã tạo điều kiện  cho  bệnh  lùn  sọc  đen,  sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân và rầy các loại phát sinh gây hại trên trà lúa đang trỗ bông phơi màu của tỉnh Thái Bình. Ðến nay, toàn tỉnh có hơn mười nghìn ha lúa mùa bị nhiễm bệnh. Tỉnh tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời các ổ sâu bệnh, dùng thuốc đặc hiệu diệt trừ kịp thời; không để ruộng hạn, chủ động giữ nước phòng trừ sâu, bệnh cuối vụ; tăng cường công tác tuyên truyền để nông dân thấy rõ tính nguy cấp của sâu, bệnh cuối vụ, chủ động phòng trừ theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn...

Liên tiếp bốn ngày qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa rào trên diện rộng. Mưa kéo dài nên mực nước các sông ở Thanh Hóa đang lên và bảo đảm tích nước cho các hồ đập, nâng mức tích nước ở hồ Cửa Ðạt lên 90,84 m/97 m, hồ Sông Mực 29,7 m/33 m, hồ Yên Mỹ 17,9 m/18,5 m... Mưa lớn còn gây ngập úng cục bộ, làm hàng trăm ha lúa mùa đang chuẩn bị thu hoạch bị đổ rạp và ngâm nước. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh khuyến cáo nông dân tranh thủ ra đồng dựng những diện tích bị đổ và tháo khô nước các chân ruộng, chống bị lúa mọc mầm.

Ngày 16-9, tỉnh Hưng Yên khởi công dự án xây dựng, củng cố, nâng cấp đê tả sông Hồng có tổng vốn đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng. Nhiệm vụ của dự án: Nâng cao khả năng  chống lũ cho đê, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân thuộc các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và một phần Thủ  đô Hà Nội. Việc đầu tư, xây dựng, củng cố, nâng cấp đê tả sông Hồng tỉnh Hưng Yên nhằm giải quyết cơ bản hiện tượng thẩm lậu, đùn sủi của đê.

* Cơn mưa lớn kéo dài hơn một giờ chiều 16-9 đã làm nhiều tuyến đường ở TP Hồ Chí Minh bị ngập nặng. Các tuyến tại trung tâm TP và đường Trần Khắc Chân, Nguyễn Hữu Cầu (quận 1) nước ngập hơn nửa bánh xe gây ùn tắc đường Hai Bà Trưng - Nguyễn Hữu Cầu và các tuyến chung quanh. Các tuyến thường xuyên ngập như: Nguyễn Hữu Cảnh, Bà Hom, Tân Hòa Ðông... ngập gần 40 cm. Mưa lớn cũng làm bật gốc một cây xanh đường kính 30 cm trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 1) khiến đoạn đường này bị kẹt xe nghiêm trọng. Cơn mưa đúng vào giờ tan tầm khiến nhiều tuyến đường cửa ngõ TP kẹt xe trầm trọng như đường Cộng Hòa, Tân Kỳ Tân Quý, Trường Chinh... Ðường Lũy Bán Bích, Âu Cơ trong tình trạng vừa ngập vừa kẹt, các phương tiện di chuyển rất khó khăn.

Nhân Dân

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)