Đảm bảo tốt hơn cho công tác ứng cứu trong mùa mưa bão

Thứ tư, 04/05/2016 15:38
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức họp tổng kết công tác phòng chống thiên tại và tìm kiếm cứu nạn 2015 và nhiệm vụ 2016. Tham dự và chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các đơn vị chức năng cần đảm bảo tốt hơn cho công tác ứng cứu.

Đảm bảo tốt hơn cho công tác ứng cứu trong mùa mưa bão

Bão lũ xảy ra năm 2015 đã làm Sơn La thiệt hại nhiều về tài sản.

Theo báo cáo của Ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, năm 2015 mặc dù số lượng cơn bão ít hơn các năm trước, tuy nhiên hiện tượng thời tiết cực đoan diễn biến phức tạp, biển Đông xuất hiện 4 cơn bão, 01 đợt áp thấp nhiệt đới, 07 đợt thời tiết nguy hiểm. Đặc biệt trong khoảng thời gian cuối tháng 7, đầu tháng 8/2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của đợt mưa có cường độ lớn, thời gian kéo dài đã gây lũ, ngập lụt tại nhiều địa bàn như Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn… là thiệt hại lớn về người và tài sản. Mưa lớn cũng làm cho nhiều tuyến đường bị sụt lở ta luy dương, âm, ngập úng, làm ách tách  giao thông nhiều giờ, làm hư hỏng nhiều công  trình cầu, đường….

Cũng theo báo cáo trên, năm 2015, mưa lũ đã làm thiệt hại trên các tuyến quốc lộ với khối lượng lớn. Cụ thể: Sạt lở 7,65 triệu m3 ta luy dương, sạt lở 7.800 mét ta luy âm, đứt 67 mét đường, hư hỏng 332.600 m2 đường, hư hỏng rãnh dọc 14.200 mét….Tổng kinh phí khắc phục bước 1 trên hệ thống quốc lộ trong năm 2015 là 337 tỷ đồng.

Đảm bảo tốt hơn cho công tác ứng cứu trong mùa mưa bão

Bão lũ xảy ra năm 2015 đã làm nhiều đoạn đường tại Quảng Ninh bị đứt đoạn.

Trong năm 2015, công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã được Tổng cục Đường bộ trú trọng thực hiện và chủ động phòng chống. Cụ thể:

Tổng cục đã tổ chức các đoàn kiểm tra về kho dự trữ vật tư, thiết bị dự phòng, phương án ứng cứu, đảm bảo giao thông khi có sự cố xảy ra, tiến hành kiểm tra các cầu yếu, các đoạn đường xung yếu, huyết mạch.

Chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ, các Sở GTVT kiểm tra toàn bộ tình trạng cầu đường trước mùa mưa lũ để sớm phát hiện, khắc phục các hư hỏng và phòng ngừa nhằm ngăn chặn các hư hại lớn khi các tác động của bão lụt.

Chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ phối hợp với các sở GTVT xây dựng phương án phân luồng giao thông cụ thể cho một số tuyến quốc lộ trọng yếu khi xảy ra sự cố tắc đường.

Tổ chức trực 24/24h khi có thông tin về lụt bão, kịp thời nắm thông tin và chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác thường trực, chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ, Sở GTVT triển khai ứng phó và khắc phục các vị trí bị ách tắc giao thông đảm bảo thông xe nhanh nhất.

Đảm bảo tốt hơn cho công tác ứng cứu trong mùa mưa bão

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các đơn vị chức năng cần đảm bảo tốt hơn cho công tác ứng cứu.

Trong đợt xảy ra cơn bão số 2, số 3 và đợt mưa của tháng 6, tháng 8/2015, lãnh đạo Bộ GTVT, Tổng cục  Đường bộ đã kịp thời có mặt tại hiện trường để chỉ đạo các đơn vị huy động nhân lực, máy móc khắc phục sự cố do thiên tại gây ra.

Năm 2016, Ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục kiện toàn tổ chức, rà soát các phương tiện vật tư hiện có để lên kế hoạch bổ xung đảm bảo tốt hơn cho công  tác ứng cứu; Phối hợp với các cơ quan địa phương, các lực lượng để thực hiện tốt công tác đảm bảo giao thông, đồng thời phối hợp với đơn vị quản lý hồ thủy điện, thủy lợi về công tác cập nhật thông tin về mực nước và điều tiết lũ; Tiếp  tục thực hiện xã hội hóa công tác khắc phục bão lũ đảm bảo giao thông để huy động tối đa vật tư, con người và máy móc thiết bị của doanh nghiệp đóng trên địa bàn để tham gia công  tác khắc phục đảm bảo giao thông.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các đơn vị chức năng cần hoàn chỉnh ngay phương án phòng chống bão lụt, khi có sự cố xảy ra thì người đứng đầu tại khu vực phụ trách phải có mặt tại hiện trường để chỉ đạo khắc phục,  làm tốt công tác thoát nước như khơi rãnh, cống, tránh tình trạng để nước tràn qua đường, đút đường. Quản lý tốt hành lang àn toàn đường bộ. Nếu đứt đường do công tác quản lý, bảo trì thì phải có chế tài xử lý các đơn vị liên quan. Ngoài ra, các đơn vị trong ngành cần có biện pháp phối hợp với Ban ATGT địa phương, cảnh sát  giao thông để phân luồng đảm bảo an toàn giao thông. Làm việc với các cơ quan thủy điện để phối hợp trong việc xả lũ, đảm bảo an toàn giao thông. Rà soát lại quy hoạch kho vật tư dự phòng để bố trí hợp lý.

 

xuannguyen

Nguồn: duongbo.vn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)