Nhiên liệu xe hơi từ khí CO2
Thứ năm, 21/04/2011 09:26
Các nhà nghiên cứu ở South West đang tiến hành nghiên cứu công nghệ này trong khuôn khổ một dự án trị giá 1.4 triệu Bảng Anh để biến giấc mơ trên thành hiện thực. Những chiếc xe hơi trong tương lai sẽ sử dụng loại khí là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khí nhà kính.
Nếu xe hơi hoạt động trên đường sử dụng khí CO2 trong không khí thay vì sử dụng xăng thì đây đúng là một thế giới trong mơ đối với chung ta. Các nhà nghiên cứu ở South West đang tiến hành nghiên cứu công nghệ này trong khuôn khổ một dự án trị giá 1.4 triệu Bảng Anh để biến giấc mơ trên thành hiện thực. Những chiếc xe hơi trong tương lai sẽ sử dụng loại khí là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khí nhà kính. Một thế giới trong lành hơn sẽ trở thành hiện thực. Các nhà khoa học và các kỹ sư từ rất nhiều các trường đại học sẽ kết hợp lại để sản xuất một loại xe sử dụng nhiên liệu là khí CO2. Đại học Bath hiện đang là đơn vị dẫn đầu nhóm nghiên cứu này. Họ kết hợp với các đại học phía Tây nước Anh và Đại học Bristol.
Tiến sĩ Frank Marken, giảng viên cao cấp về Hóa học (Đại học Bath) nói: “Quá trình hiện tại đang dựa trên các công nghệ riêng lẻ để thu và sử dụng khí CO2, khiến cho quá trình này không hiệu quả. Bằng việc kết hợp các quá trình lại với nhau, tính hiệu quả sẽ được cải thiện và nguồn năng nượng cần thiết để giảm lượng khí CO2 sẽ được giảm ở mức tối đa. Đây sẽ là một thách thức rất lớn nhưng chúng tôi có đội ngũ cán bộ quốc tế có tính kỷ luật cao bao gồm các nhà hóa học, kỹ sư hóa học, các nhà sinh học và các nhà phân tích đời sống”.
Hiện tại dự án đang cố gắng phát triển các vật liệu xốp. Các vật liệu xốp tỏ ra rất hiệu quả trong việc hấp thụ khí gas trong không khí. Khí CO2 là nguyên nhân gây ấm lên toàn cầu, nhưng các nhà khoa học đang chuyển hóa khí này thành các thành phần hóa học có thể được sử dụng làm nhiên liệu xe hơi hoặc nhựa. Họ hiện đang sử dụng năng lượng mặt trời trong các thí nghiệm của mình. Các nhà nghiên cứu đang vẽ lên một thế giới trong tương lai nơi mà các vật liệu xốp là các thành phần chính sinh ra từ ống khói các nhà máy. Các vật liệu xốp này sẽ được sử dụng để hấp thụ khí thải CO2 và làm giảm thiểu các ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu.
Tiến sĩ Petra Cameron, thành viên Hội đồng nghiên cứu Vương quốc Anh hiện đang công tác tại Khoa Hóa học (Đại học Bath) nói: “Chúng tôi hi vọng rằng việc sử dụng các nguồn năng lượng có thể thay thế mới để thay thế khí CO2 sẽ là một cách hiệu quả để giảm thiểu lượng khí CO2 trong không khí”. Khi dự án này toàn thành nghĩa là một dạng năng lượng mới sẽ được sản xuất từ nguồn khí thải carbon sinh ra từ các nhà máy, và thậm chí là từ các xe hơi. Ý tưởng tái chế khí CO2 sinh ra từ năng lượng hóa thạch là không mới. Nhưng con người đang hướng tới ý tưởng này nhiều hơn. Và hiện nay không thiếu nguồn tài trợ cho các ý tưởng như vậy.
Nhóm cộng tác Bath-Bristol đang giúp thu hút các nhân tài từ các nguồn tri thức khác nhau như các nhà nghiên cứu từ Học viện môi trường và năng lượng của Đại học Bath (I-SEE), Trường Hóa học tại Đai học Bristol và Phòng thí nghiệm tự động hóa Đại học Bristol (BRL) và Trường Khoa học đời sống của Đại học phía tây nước Anh.
Tiến sĩ Ioannis Ieropoulos, (BRL), nói, “Một trong những thuận lợi lớn nhất của dự án này là nó sẽ khai thác các khả năng tự nhiên của vi sinh vật để giảm thiểu lượng CO2 trong không khí và sẽ cùng lúc sản sinh ra điện năng hoặc khí Hidro, theo yêu cầu”. Tiến sĩ David Fermin từ Đại học Bristol nói: “Hiện tại, không có một công ghệ diện rộng nào trong việc thu hồi và xử lý khí CO2 trong không khí. Thực tế là khí CO2 trộn lẫn trong không khí và khả năng phản ứng hóa học rất thấp. Bằng việc kết hợp các thiết kế vật liệu thông minh với xúc tác hỗn hợp, xúc tác điện và xúc tác vi sinh, chúng tôi hướng tới việc phát triển một công nghệ carbon tự nhiên hiệu quả”.
Dự án được tài trợ bở Hội đồng nghiên cứu khoa học Vật lý và Kỹ thuật (EPSRC), đang trong giai đoạn đầu nhưng các nhà nghiên cứu dự đoán công nghệ mới sẽ tạo nên sự khác biệt trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Dự án là một phần của Hội đồng nghiên cứu Vương quốc Anh (RCUK) trong khuôn khổ chương trình của Hội đồng ‘Công nghệ nano: Từ kỹ thuật tới ứng dụng’.
Theo http://www.alternative-energy-news.info
Trần Tiềm