Công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật phải được thực hiện thường xuyên liên tục

Thứ hai, 23/10/2017 12:37
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Đó là yêu cầu của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông – Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm theo Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2016 và Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 và Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn thuộc lĩnh vực GTVT” tại cuộc họp Ban chỉ đạo diễn ra sáng 23/10/2017.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chủ trì cuộc họp

Theo ông Trần Ngọc Bảo – Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT, Phó trưởng Ban chỉ đạo, tiếp theo Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 199/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tinh hình mới và Chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm đến năm 2010.

Theo Quyết định số 199/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải phải lồng ghép vào các Chương trình, kế hoạch tuyên truyền của Bộ nội dung tuyên truyên pháp luật và công tác phòng, chống tội phạm cho công nhân, viên chức, người lao động trong ngành Giao thông vận tải và các ngành, nghề khác liên quan đến hoạt động giao thông vận tải; tuyên truyền pháp luật đến toàn thể nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp chặt chẽ vói lực lượng Công an để phát hiện, đẩu tranh, ngăn chặn các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật trên tuyến giao thông và các địa điểm có phương tiện giao thông hoạt động, tập trung trên các tuyến đường sắt quốc gia, các tuyến đường bộ chính, tăng cường hiệu quả các hoạt động thanh tra giao thông vận tải gắn với kiểm soát phát hiện và ngăn chặn các hành vi lợi dụng hoạt động giao thông vận tải để phạm tội.

Ngoài ra, Bộ cần chủ trì xây dựng, phê duyệt thực hiện Đề án: Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm, pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn thuộc lĩnh vực giao thông vận tải với mục tiêu cụ thể hóa các nhiệm vụ của Đảng, Chính phủ ở các giai đoạn và nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược, thực hiện theo, các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiết kiệm chống lãng phí, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước (ngân sách Nhà nước tập trung, trái phiếu Chính phủ, vôn ODA) và các nguồn vốn đầu tư theo hình thức PPP đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, các nguồn vốn sự nghiệp kinh tế và vốn Nhà nước giao cho các doanh nghiệp thông qua việc phân bổ, huy động và sử dụng.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã sớm xây dựng Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn thuộc lĩnh vực GTVT” và ban hành Kế hoạch triển khai Đề án. Theo đó, bên cạnh việc thành lập Ban Chỉ đạo do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông là Trưởng ban, lãnh đạo Thanh tra Bộ là các Phó trưởng ban, Bộ còn phân công rõ trach nhiệm của các Vụ, Thanh tra Bộ, Tổng cục ĐBVN, các Cục quản lý chuyên ngành, các Sở GTVT và các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện Chiến lược và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm tập trung vào tuyên truyền pháp luật và công tác phòng, chống tội phạm cho công nhân, viên chức, người lao động trong ngành GTVT và các ngành, nghề khác liên quan đến hoạt động giao thông vận tải cũng như tuyên truyền pháp luật đến toàn thể nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông trên cơ sở lồng ghép vào chương trình tuyên tuyền chung của Bộ GTVT.

Song song với đó, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an để phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật trên tuyên giao thông và các địa điểm có phương tiện giao thông hoạt động, tập trung trên các tuyến đường sắt quốc gia, các tuyến đường bộ chính, tăng cường hiệu quả các hoạt động thanh tra GTVT gắn với kiểm soát phát hiện và ngăn chặn các hành vi lợi dụng hoạt động giao thông vận tải để phạm tội.

Trong thực hiện  Đề án Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm, pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ tập trung rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện thể chế, chính sách về huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn; khắc phục các tồn tại bất cập;Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng các nguồn vốn; Hoàn thiện các nội dung liên quan đến đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao năng lực, trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, trách nhiệm người đứng đầu về lĩnh vực được phân công. Bên cạnh đó, Bộ cũng tiếp tục đổi mới cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin...

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về các nhiệm vụ cụ thể giao cho các đơn vị, việc phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ trong thực hiện nhiệm vụ chung của Thủ tướngChính phủ giao cũng như việc phối hợp với các Bộ, Ngành khác thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông yêu cầu các đơn vị năm vững các nhiệm vụ được giao, phân công, phân nhiệm rõ ràng, chủ động thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị. Việc thực hiện này, phải thường xuyên, liên tục chứ không phải chỉ tập trung, “xới lên” khi tiến hành sơ kết, tổng kết. Bên cạnh đó, các cơ quan tham mưu cũng cần chủ động trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật làm sao ngăn ngừa, phòng, chống tội phạm lợi dụng các phương tiện vận tải để vi phạm pháp luật. 

DT

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)