Đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt trên các tuyến cao tốc

Thứ tư, 29/05/2024 07:45
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Khắc phục ngay những tồn tại về tổ chức giao và xử lý những phát sinh trong quá trình vận hành khai thác nhằm đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt trên tuyến đường bộ cao tốc và những đoạn kết nối.

Đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt trên các tuyến cao tốc- Ảnh 1.

Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương

Khắc phục những tồn tại về tổ chức giao thông

Theo lãnh đạo Cục Đường bộ VN, để tăng cường đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông trên các đoạn tuyến đường bộ cao tốc, các đoạn kết nối đã đưa vào khai thác hoặc đang khai thác tạm và tiếp thu các ý kiến góp ý của Cục CSGT về công tác tổ chức giao thông.

Cục Đường bộ VN yêu cầu các Khu Quản lý đường bộ, các Ban quản lý dự án và các nhà đầu tư BOT chỉ đạo, yêu cầu các nhà thầu, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, hoàn thiện, khắc phục các tồn tại, tiếp thu ý kiến của Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về Công tác nghiệm thu công trình xây dựng và kết quả thẩm tra an toàn giao thông giai đoạn trước khi đưa vào khai thác sử dụng đối với các đoạn đường bộ cao tốc và các đoạn tuyến kết nối đang khai thác tạm và ý kiến của các cơ quan, đơn vị khác có liên quan về những tồn tại nêu trong các ý kiến, kết quả, biên bản kiểm tra, phải được sửa chữa khắc phục, bổ sung đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

Hoàn thiện các thủ tục pháp lý có liên quan, bảo đảm đủ cơ sở pháp lý để đưa Dự án vào khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình...v.v

Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật nếu xảy ra mất an toàn giao thông trên đường cao tốc và các đoạn tuyến kết nối thuộc Dự án mà nguyên nhân gây ra do chưa hoàn thiện đầy đủ các hạng mục công trình xây dựng theo thiết kế và các nội dung yêu cầu nêu trên trong thời gian khai thác.

Đồng thời phổ biến tới các nhà thầu, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Phương án tổ chức giao thông chính thức hoặc Phương án tổ chức giao thông để khai thác tạm thời đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; triển khai nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, hiệu quả phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phương án cứu hộ, cứu nạn, phòng cháy chữa cháy... Khi thực hiện công tác quản lý, bảo trì hoặc thi công hoàn thiện các hạng mục trên đường bộ cao tốc, phải bố trí đầy đủ trang thiết bị, nhân công cảnh báo, bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông theo quy định.

Gửi Phương án tổ chức giao thông đã được hoàn chỉnh đoạn đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý, các thông tin của đơn vị quản lý vận hành khai thác và bảo trì, đơn vị tham gia cứu hộ, cứu nạn, v.v…đến Bộ GTVT, Cục ĐBVN, các Khu QLĐB khu vực và các cơ quan chức năng tại các địa phương nơi có tuyến cao tốc đi qua (lực lượng CSGT làm nhiệm vụ trên tuyến; Ban ATGT tỉnh, Sở GTVT, Công an địa phương, lực lượng PCCC, v.v...) để đề nghị được phối hợp, hỗ trợ triển khai các nội dung có liên quan trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường cao tốc và các đoạn tuyến kết nối vào đường cao tốc trong suốt thời gian quản lý, khai thác.

Chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi, khắc phục các tồn tại, bất cập về tổ chức giao thông, an toàn giao thông; đánh giá trong quá trình khai thác, trường hợp có phát sinh các bất cập chưa phù hợp với điều kiện giao thông thực tế trên đường cao tốc, các tuyến kết nối thuộc Dự án và các điều kiện kỹ thuật của Dự án theo quy định thuộc phạm vi quản lý; chủ động thống nhất với các cơ quan chức năng liên quan về phương án xử lý và điều chỉnh cho phù hợp theo thẩm quyền của Chủ đầu tư, quản lý vận hành, khai thác Dự án và theo quy định tại Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 của Chính phủ về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc.

Đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt trên các tuyến cao tốc- Ảnh 2.

Sửa chữa mặt đường trên cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương

Xử lý những phát sinh trong quá trình khai thác

Hiện nay các Khu Quản lý đường bộ khu vực được giao là cơ quan thuộc Cục Đường bộ VN quản lý tài sản KCHTGT, tổ chức quản lý khai thác sử dụng và bảo trì tuyến đường do đó, giao các Cục Đường bộ VN giao các Khu Quản lý đường bộ khu vực chủ trì, thay mặt Cục phối hợp với các Chủ đầu tư, Nhà đầu tư, VEC, các Sở GTVT, lực lượng CSGT, Công an địa phương làm nhiệm vụ trên tuyến và các cơ quan chức năng tại các địa phương trên địa bàn, kiểm tra, phối hợp, xử lý các vấn đề phát sinh về tổ chức giao thông, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên các đường bộ cao tốc và các đoạn tuyến kết nối; báo cáo, đề xuất Cục Đường bộ VN các khó khăn, vướng mắc hoặc vượt thẩm quyền.

Cũng theo Lãnh đạo Cục Đường bộ VN, Cục giao Khu Quản lý đường bộ khu vực và các Sở GTVT chủ trì triển khai thực hiện, chỉ đạo đối với các dự án xây dựng, kinh doanh khai thác đường bộ cao tốc theo phương thức đối tác công tư do Trung ương quản lý, các tuyến đường bộ cao tốc đang được khai thác tạm thời và các tuyến do VEC quản lý, khai thác trên địa bàn.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác bảo đảm giao thông trên các đoạn tuyến cao tốc theo Phương án tổ chức giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt khi thực hiện công tác quản lý, bảo trì hoặc thi công hoàn thiện các hạng mục trên đường bộ cao tốc đang khai thác tạm thời. Phát hiện các tồn tại, bất cập của Dự án so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của đường cao tốc (nếu có) về các hạng mục công trình, hệ thống báo hiệu đường bộ để có ý kiến góp ý với các Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành, khai thác Dự án đường cao tốc khắc phục, sửa chữa kịp thời, bảo đảm ATGT.

Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý đường bộ đối với việc theo dõi, đánh giá Phương án tổ chức giao thông trên tuyến, những trường hợp phát sinh các bất cập chưa phù hợp với điều kiện giao thông thực tế trên đường cao tốc và các tuyến kết nối thuộc Dự án, chủ động phối hợp với các Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành, khai thác và các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương và Trung ương, tiến hành kiểm tra hiện trường, thống nhất phương án xử lý và điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc báo cáo Cục ĐBVN để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

Đồng thời các Khu Quản lý đường bộ khu vực và các Sở GTVT phối hợp với các Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành, khai thác các Dự án đường cao tốc triển khai các nội dung liên quan nêu trên thuộc địa bàn quản lý. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, các Nhà đầu tư BOT đường bộ liên quan tăng cường công tác bảo đảm giao thông trên các đoạn tuyến quốc lộ, đường địa phương thuộc phạm vi quản lý có kết nối với các Dự án đường cao tốc (tăng cường công tác tuần đường, tuần kiểm; điều chỉnh, bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ; phân luồng, cảnh báo, bảo đảm giao thông; vá ổ gà, vệ sinh, thoát nước mặt đường, khơi thông hệ thống thoát nước; phát quang bảo đảm tầm nhìn v.v...

Theo Tạp chí GTVT

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)