Hoạt động vận tải đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định với chất lượng ngày càng cao. Vận tải bằng xe buýt, xe taxi, phương tiện thủy nội địa,… từng bước nâng cao chất lương phục vụ, nên lượng khách ngày càng đông, góp phần hạn chế mật độ xe cá nhân lưu thông.
Các doanh nghiệp vận tải phải bảo đảm đủ điều kiện kinh doanh
Hoạt động vận tải đường bộ
Trong 3 tháng đầu năm 2017, Sở Giao thông vận tải Bình Định đã cấp phép cho 55 đơn vị kinh doanh vận tải, nâng tổng số đơn vị được cấp phép kinh doanh vận tải hiện đang quản lý trên toàn tỉnh là 490 đơn vị.
Tổng lượng hành khách và hàng hóa tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, tổng lượng hành khách vận chuyển ước tính đạt 9.897.800 hành khách, luân chuyển 958.232.100 hành khách - km; so với cùng kỳ 2016, vận chuyển tăng 4,5%, luân chuyển tăng 6,9%. Tổng lượng hàng hóa vận chuyển ước tính đạt 3.937.000 tấn, luân chuyển đạt 621.449.000 tấn-km; so với cùng kỳ 2016, vận chuyển hàng hóa tăng 3,7%, luân chuyển hàng hóa tăng 4,3%. Hàng hoá thông qua cảng 3 tháng đầu năm 2017 đạt gần 2.081.500 tấn, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2016.
Sở Giao thông vận tải Bình Định đã thành lập Ban chỉ đạo phục vụ vận chuyển khách dịp lễ, Tết. Trong đó, Sở đã chỉ đạo cụ thể doanh nghiệp bến xe, bến đò, các doanh nghiệp vận tải khách, Thanh tra Sở, các phòng nghiệp vụ theo chức năng phối hợp lực lượng Công an tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trật tự an toàn giao thông, không để xảy ra hiện tượng lèn khách, chở khách quá quy định. Triển khai xây dựng Đề án phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi từ nay đến năm 2020 và Kế hoạch nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ nay đến năm 2020. Tiến hành khảo sát, xây dựng phương án để mở mới một số tuyến xe buýt đã có quy hoạch theo kiến nghị của cử tri tại các địa phương; đồng thời, tổ chức thí điểm vận chuyển hành khách tuyến Nhơn Lý – Cảng Thị Nại bằng xe buýt theo hình thức hợp đồng; đề xuất UBND tỉnh có văn bản thống nhất với Bộ Giao thông vận tải trước khi quyết định mở tuyến xe buýt Quy Nhơn – Cảng hàng không Phù Cát.
Vận tải đường thủy nội địa
Trên địa bàn tỉnh Bình Định chỉ có 01 tuyến thủy nội địa Hải Cảng – Nhơn Châu đang hoạt động. Tuy nhiên, do nhu cầu đi lại của nhân dân, mua bán xăng dầu phục vụ tàu cá và đặc biệt từ đầu năm 2015 đến nay với sự phát triển mạnh của ngành du lịch sinh thái biển nên đã phát sinh thêm 8 tuyến thủy nội địa chưa được công bố theo quy định. Trên địa bàn tỉnh không có cảng, bến thủy nội địa đủ tiêu chuẩn để cấp phép hoạt động theo quy định.
Tính đến ngày 31/12/2016, Sở GTVT Bình Định đã cấp 365 giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (trong đó có 42 phương tiện đã làm thủ tục xóa sổ đăng ký còn lại 323 giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa còn hiệu lực). Qua công tác thanh tra, kiểm tra kết hợp với việc rà soát thống kê, tổng số phương tiện thủy đang tham gia hoạt động chở người, hành khách và hàng hóa trên đường thủy nội địa gần 180 phương tiện (chưa kể số phương tiện thủy thô sơ gia dụng được sử dụng tại các hộ gia đình vào mùa mưa lũ). Trong đó, Sở Giao thông vận tải cấp đăng ký 77 chiếc, phương tiện thô sơ do huyện Tây Sơn cấp phép 25 chiếc; phương tiện chưa làm thủ tục chuyển vùng, đổi đăng ký sở hữu 09 chiếc; phương tiện tàu cá tham gia vận chuyển người, hàng hóa 39 chiếc; phương tiện không đăng ký, đăng kiểm 31 chiếc.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải Nguyễn Tự Công Hoàng cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa; phát triển dịch vụ công cộng bằng xe buýt, tăng cường hơn nữa trật tự vận tải. Tiếp tục thực hiện Siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; tăng cường sử dụng thiết bị giám sát hành trình để quản lý doanh nghiệp, HTX, chủ phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải;...