Tổng cục ĐBVN: Sơ kết 2 năm thực hiện Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ

Thứ hai, 13/11/2017 08:41
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngày 10/11, tại Cần Thơ, Tổng cục ĐBVN tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ của Tổng cục ĐBVN, giai đoạn 2016-2020.

Bà Nguyễn Thị Nhật, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ- Tổng cục ĐBVN, Phó trưởng Ban VSTBPN báo cáo tại Hội nghị.

Bà Nguyễn Thị Nhật, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Phó trưởng Ban VSTBPN cho biết, Ban VSTBPN Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) hiện có 15 Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) trực thuộc với tổng số 2098 CBCNV và người lao động, trong đó có 699 nữ  chiếm 33% (gián tiếp 592, trực tiếp 107). Về trình độ chuyên môn, 49 chị có trình độ trên đại học; 414 chị có trình độ đại học; 254 Cao đẳng, trung cấp; 31 chị trình độ sơ cấp. Về trình độ chính trị, 25 chị có trình độ LLCTCC, 335 chị có trình độ LLCTTC.

Hiện nay, Ban VSTBPN có 14 thành viên, hoạt động theo Quy chế, có mối quan hệ công tác với các tổ chức cụ thể, rõ ràng; từng thành viên được phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường nhằm hoàn thành tốt nhất công tác chuyên môn và các hoạt động của Ban.

Ban VSTBPN Tổng cục luôn nhận được sự quan tâm của cấp Ủy đảng, Lãnh đạo Tổng cục, vì vậy việc thực hiện các mục tiêu Vì STBPN- BĐG ngày càng có những bước chuyển, thu được những kết quả đáng khích lệ; đã tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực công tác, đời sống kinh tế, xã hội và trong gia đình, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Tổng cục.

Bà Nhật cho biết, năm 2016, Ban VSTBPN Tổng cục đã ban hành văn bản số 2555/KH-VSTBPN về kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020 của Ban với 7 mục tiêu, trong đó đề ra các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể, đồng thời hướng dẫn các đơn vị tổ chức triển khai. Sau hai năm triển khai thực hiện, Ban VSTBPN tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020 như sau:

Hàng năm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GTVT, Tổng cục thường xuyên có chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, kiện toàn bộ máy, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của đơn vị  mình, đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất. Đồng thời xây dựng Quy chế, chương trình hành động và phân công, phân nhiệm cho các thành viên cụ thể, rõ ràng. Duy trì sinh hoạt định kỳ về công tác VSTBPN theo đúng Quy chế hoạt động của Ban; chế độ kiểm tra, tự kiểm tra, thông tin, báo cáo kịp thời, theo đúng quy định.

Ban chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn cho các thành viên Ban VSTBPN, Lãnh đạo các đơn vị, Ban chấp hành Công đoàn, cán bộ công đoàn nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng lồng ghép giới và năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về VSTBPN - BĐG; cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ do Bộ GTVT tổ chức.
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, được các đơn vị thực hiện thường xuyên, đồng bộ với những nội dung, hình thức phong phú, phù hợp với đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị, trong đó lồng ghép với các hoạt động phát động phong trào thi đua, thực hiện văn hóa công sở theo tinh thần “4 Xin” (Xin chào, Xin lỗi, Xin cảm ơn, Xin phép) và “4 Luôn” (Luôn mỉm cười, Luôn nhẹ nhàng, Luôn thấu hiểu, Luôn giúp đỡ)…

Đặc biệt, trong năm 2016, nhân kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, Ban VSTBPN Tổng cục đã tổ chức Tập huấn chuyên đề VSTBPN, bình đẳng giới và nghiệp vụ nữ công tại Nha Trang với nhiều hoạt động có ý nghĩa như tổ chức Hội thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về bình đẳng giới – VSTBPN” theo hình thức “Rung chuông vàng”, nghe báo cáo viên trình bày nội dung về bình đẳng giới, giao lưu văn nghệ...

Thông qua các Hội nghị tuyên truyền đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo đối với công tác Bình đẳng giới; thường xuyên quan tâm, chăm lo cho hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, đẩy lùi tư tưởng định kiến giới là nguyên nhân làm gia tăng về chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, trong đó có vấn đề xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em…

Ban VSTBPN Tổng cục đã thường xuyên phối hợp với Công đoàn Tổng cục chỉ đạo các đơn vị làm tốt công tác xã hội - từ thiện, đền ơn, đáp nghĩa; đóng góp quỹ xã hội do Công đoàn ngành phát động, kịp thời thăm hỏi, động viên các gia đình CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là lao động nữ; trong tháng công nhân 2 năm (2016, 2017), Tổng cục đã trực tiếp thăm hỏi 38 gia đình công nhân mắc bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thăm hỏi 55 con của CBCNLĐ bị nhiễm chất độc da cam; thăm tặng quà trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, hỗ trợ 100 triệu đồng cho học sinh tỉnh Yên Bái bị thiệt hại do bão lũ, hỗ trợ kinh phí xây dựng 05 căn nhà “Mái ấm công đoàn” với tổng số tiền khoảng 610 triệu đồng và nhiều vật dụng sinh hoạt; thăm tặng quà 5 công nhân nữ, bà mẹ Việt Nam anh hùng 100 tuổi khu vực Quảng Nam, ngoài ra còn tham gia các hoạt động tình nguyện khác.

Tăng cường sự tham gia của nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách trong chính trị, tỷ lệ nữ trong quy hoạch chức vụ lãnh đạo giai đoạn 2016-2021 đạt 73% so với chỉ tiêu kế hoạch.
Tỷ lệ lãnh đạo nữ từ cấp phòng trở lên đạt 111%, vượt chỉ tiêu;  Tỷ lệ đơn vị có nữ trong tham gia cấp ủy Đảng, đoàn thể, lãnh đạo từ cấp Vụ và tương đương trở lên đạt 87% so với chỉ tiêu kế hoạch.

Toàn cảnh Hội nghị.

Đối với chỉ tiêu các đơn vị có từ 30% công chức, viên chức và người lao động là nữ, có ít nhất 1 nữ giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp Phó Chi cục trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng: Hiện nay đã có 1 Phó Tổng cục trưởng, 1 Chánh Văn phòng là nữ.

Các chỉ tiêu giảm khoảng cách trong lĩnh vực kinh tế, lao động việc làm đạt 100% cụ thể: Tổ chức, tuyên truyền về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm trong ngành giao thông vận tải đường bộ; Tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của lao động nữ; đảm bảo tạo mọi điều kiện để làm việc và phấn đấu;  Tuân thủ chế độ, chính sách đối với lao động nuôi con nhỏ.

Mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước đảm bảo tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực GD đào tạo, đạt 100 %, cụ thể: Lao động nữ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao; nếu có nhu cầu tiếp tục đi học được tạo điều kiện đào tạo và đào tạo lại; đảm bảo lao động nữ có trình độ trung học phổ thông trở lên; 100% nữ công chức, viên chức có trình độ trung cấp trở lên.

Mục tiêu bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đạt 100% cụ thể: Lao động nữ được khám sức khỏe  định kỳ mỗi năm 1 lần; được hưởng đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe.
Mục tiêu bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin, đạt 100% cụ thể: Đội ngũ công chức, viên chức, người lao động được tiếp cận các thông tin văn hóa và các dịch vụ văn hóa như báo chí truyền thông, truyền hình, tập huấn, bồi dưỡng các chuyên đề giới, BĐG, sức khỏe.

Mục tiêu bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới tính, chỉ tiêu này tính ở mức tương đối đạt khoảng 80%.

Mục tiêu nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới, đạt 100%: Cán bộ làm công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ các cơ quan, đơn vị được tham gia các lớp tập huấn nâng cao nhận thức; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị được cập nhật đầy đủ thông tin về công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ.

Ban VSTBPN luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, lãnh đạo Tổng cục, sự phối hợp của Công đoàn, vì vậy Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp hoạt động có hiệu quả.

Công tác tuyên truyền, tập huấn VSTBPN-BĐG được Ban VSTBPN quan tâm chú trọng, hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực, có chiều sâu, có sức lan tỏa rộng. Đặc biệt, năm 2016 đã đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền bằng cuộc thi đòi hỏi người tham gia phải cùng tìm hiểu, cùng nghiên cứu, cùng nhau trau dồi nâng cao nhận thức, các thành viên tham gia nhiệt tình, trách nhiệm, tạo không khí vui, phấn khới, không còn thụ động ngồi nghe. Kết quả cuộc thi rất hiệu quả, nhận thức các vấn đề một cách đầy đủ hơn, bài bản hơn do phải tự tìm hiểu.

Công tác thực hiện bình đẳng giới, VSTBPN đã có tác động tốt đến sự phát triển chung của Tổng cục. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo nữ có chiều hướng tăng lên rõ rệt, năng lực công tác tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Nữ CB, CNVCLĐ nhận thức được vị trí, vai trò người phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Nữ CB,CNVCLĐ có tinh thần học tập, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, chính trị và quản lý; có ý thức tiếp cận, ứng dụng CN thông tin trong công việc; gắn bó, tâm huyết với ngành, nghề.

Trong những năm qua, để qua ghi nhận những cố gắng, nỗ lực trong công tác và các hoạt động phong trào, chị em được các cấp khen tặng thưởng nhiều danh hiệu: 1 Huân chương Lao động hạng 3, 3 Bằng khen Chính phủ, 10 Bằng khen Tổng liên đoàn, 19 Bằng khen của Bộ trưởng bộ GTVT, 48 Bằng khen của Công đoàn ngành và nhiều Giấy khen.

Sau 2 năm thực hiện kế hoạch hành động VSTBPN giai đoạn 2016-2020 và 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, các mục tiêu cụ thể trong giai đoạn triển khai đã có sự thay đổi, các chỉ tiêu tăng dần, có chỉ tiêu đạt, một số đơn vị có tỷ lệ cán bộ lãnh đạo nữ cao hơn so với tỷ lệ cơ cấu lãnh đạo theo kế hoạch.

Bên cạnh những kết quả Ban VSTBPN đã đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau: Nhận thức về công tác phụ nữ của cấp ủy, lãnh đạo chuyên môn còn hạn chế; mặc dù có nhiều chính sách thể hiện tính bình đẳng giới nhưng thực tế biểu hiện định kiến giới vẫn còn tồn tại trong nhận thức của CBCNVC và của xã hội cũng như mọi mặt đời sống, gây cản trở sự tham gia của phụ nữ; Một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của Ban VSTBPN, nội dung sinh hoạt định kỳ, hình thức tuyên truyền còn chưa phong phú, đa dạng; Việc xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, đề bạt cán bộ nữ ở một số đơn vị chưa kịp thời đảm bảo tính liên tục; tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy, cán bộ quản lý, quy hoạch tại cấp Vụ và tương đương mặc dù đã được lãnh đạo quan tâm nhưng tỷ lệ vẫn còn thấp chưa đạt chỉ tiêu đề ra.; Đội ngũ cán bộ của Ban VSTBPN - BĐG cấp Tổng cục đến cơ sở đều hoạt động kiêm nhiệm, thời gian dành cho hoạt động của Ban chưa nhiều, các kỹ năng nghiệp vụ về công tác này còn hạn chế; kinh phí cấp cho hoạt động còn thấp hoặc không có; Do đặc thù công việc với yêu cầu nhiệm vụ mang tính chất kỹ thuật, thường xuyên phải đi công tác xa nên tỷ lệ nữ là cán bộ lãnh đạo tại một số đơn vị còn thấp; một số nữ CB,CNVCLĐ còn dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình nên chưa tích cực tham gia các phong trào thi đua của đơn vị.

Ông Nguyễn Đức Hoài, Phó Bí thư Đảng ủy Tổng cục ĐBVN phát biểu tại Hội nghị.

Phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục khó khăn, hạn chế, tồn tại trong 2 năm thực hiện kế hoạch hành động VSTBPN giai đoạn 2016-2020, Ban VSTBPN Tổng cục đề ra phương hướng và giải pháp tiếp tục thực hiện 3 năm cuối của kế hoạch như sau: Tiếp tục quán triệt Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, HĐH đất nước; Luật BĐG; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình…  Bám sát nhiệm vụ chính trị của Tổng cục, tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả, đảm bảo hoàn thành, vượt các chi tiêu trong 7 mục tiêu của kế hoạch hành động VSTBPN – BĐG giai đoạn 2016-2020, các văn bản chỉ đạo phù hợp với thực tiễn của đơn vị và phát triển chung của toàn ngành, xã hội. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về VSTBPN - BĐG bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức về công tác cán bộ nữ trong toàn Tổng cục, góp phần xóa bỏ các định kiến giới, tuyên truyền về kiến thức pháp luật, giáo dục truyền thống ngành, nắm bắt kịp thời những vấn đề về tư tưởng, vận động CB, CNVCLĐ tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Ban VSTBPN; phát huy vai trò của Ban trong việc tham mưu với Đảng ủy, Lãnh đạo về thực hiện chế độ, chính sách; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hành động VSTBPN, đặc biệt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ nữ nhằm giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị, các tổ chức đoàn thể. Tiếp tục tham gia với tổ chức công đoàn, lãnh đạo chuyên môn kiến nghị bố trí việc làm và chăm lo đời sống nữ CB, CNVCLĐ; tập hợp, xem xét kiến nghị của CB, CNVCLĐ để phản ánh với cấp có thẩm quyền; quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lao động nữ. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CB, CNVCLĐ; động viên khích lệ lực lượng lao động nữ thi đua nâng cao hiệu quả công tác, góp phần vào việc hoàn thiện chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam  trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tổ chức tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020, đề xuất tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể điển hình tiêu biểu trong hoạt động VSTBPN- BĐG.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Hoài, Phó Bí thư Đảng ủy Tổng cục ĐBVN đã biểu dương những thành tựu mà các đơn vị trong ngành đường bộ đã đạt được trong công tác BĐG và VSTBPN trong những năm qua. Trong đó, nổi bật là ngày càng bảo đảm sự bình đẳng của phụ nữ trong cơ hội làm việc, học tập, chăm sóc sức khỏe; nâng cao vai trò của hội phụ nữ trong việc động viên phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc.
 

toanld

Nguồn: Tổng cục ĐBVN

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)