Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật bảo vệ các hãng hàng không Mỹ khỏi việc đóng thuế khí thải carbon đối với các chuyến bay tới châu Âu. Dự luật này được thượng viện Mỹ thông qua, nhằm hoàn thành mọi công việc trước cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày 6/11.
Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật bảo vệ các hãng hàng không Mỹ khỏi việc đóng thuế khí thải carbon đối với các chuyến bay tới châu Âu. Dự luật này được thượng viện Mỹ thông qua, nhằm hoàn thành mọi công việc trước cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày 6/11.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John Thune, người ủng hộ dự luật này cho biết, sẽ gửi một "thông điệp mạnh mẽ" cho Liên minh châu Âu (EU) rằng, các hãng hàng không Mỹ sẽ không trả thuế khí thải.
"Quyết định của thượng viện Mỹ sẽ giúp đảm bảo cho các hãng hàng không và hành khách Mỹ không phải gánh món nợ của châu Âu thông qua luật thuế bất hợp pháp này. Đồng thời, thay vào đó, Mỹ có thể đầu tư vào tạo việc làm và thúc đẩy nền kinh tế trong nước", thượng nghị sĩ Thune cho biết.
Đồng quan điểm trên, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Claire McCaskill cho biết, "quyết định này của thượng viện đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của cả 2 đảng về vấn đề người Mỹ không cần phải nộp khoản thuế mà châu Âu đặt ra khi bay trên không phận Mỹ".
Phát ngôn viên Nhà Trắng Clark Stevens cho biết, chính quyền đang xem xét lại dự luật trong khi bộ ngoại giao Mỹ từ chối đưa ra bình luận về thông tin trên.
Theo kế hoạch, dự luật có thể được sửa đổi trong quá trình đàm phán giữa các nhà lập pháp Mỹ nếu EU thay đổi kế hoạch và được cộng đồng quốc tế nhất trí. Nếu không, Mỹ sẽ triển khai chương trình giải quyết vấn đề khí thải riêng của mình.
Dự luật này của thượng viện Mỹ làm tăng thêm sức ép buộc Liên minh châu Âu (EU) từ bỏ việc áp dụng luật khí thải đối với các hãng hàng không nước ngoài. Đồng thời, Mỹ cũng đặt ra áp lực đối với Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế của Liên Hợp Quốc trong việc đưa ra giải pháp thay thế có tính toàn cầu đối với luật khí thải của EU.
Việc Ủy ban châu Âu thực hiện việc thu thuế khí thải từ tháng 1, theo đó buộc tất cả các hãng hàng không tham gia vào chương trình thương mại khí thải để chống lại hiện tượng nóng lên của toàn cầu đã làm tăng nguy cơ xảy ra cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu.
Cho đến nay, hầu hết các hãng hàng không đã phải bất đắc dĩ tuân thủ theo luật thuế của EU, tuy nhiên một số nước như Ấn Độ và Trung Quốc đã không cung cấp thông tin khí thải theo yêu cầu của liên minh này.
Trung Quốc hồi đầu năm nay đe dọa trả đũa nếu EU trừng phạt các hãng hàng không của nước này do không tuân thủ luật thuế khí khải của EU. Tranh chấp giữa Trung Quốc và EU đã khiến thỏa thuận mua máy bay Airbus trị giá 14 tỷ USD bị trì hoãn.
Chinhpc - Theo nangluongvietnam