Tạp chí khoa học Anh New Scientist vừa giới thiệu 6 loại nhiên liệu sinh học tốt nhất trong tương lai.
Các loại nhiên liệu sinh học - được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật - được ca ngợi là nguồn năng lượng sạch và an toàn cho giảm thiểu ô nhiễm trong tương lai. Nhưng thực sự chúng có đem lợi ích hoàn toàn?
Tạp chí khoa học Anh New Scientist vừa giới thiệu 6 loại nhiên liệu sinh học tốt nhất trong tương lai.
Các loại nhiên liệu sinh học - được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật - được ca ngợi là nguồn năng lượng sạch và an toàn cho giảm thiểu ô nhiễm trong tương lai. Nhưng thực sự chúng có đem lợi ích hoàn toàn?
Chúng ta cùng nhìn vào những con số mới nhất từ một số loại cây trồng chính cung cấp nguồn nhiên liệu sinh học:
1. Cây mía
Cây mía được trồng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến đường. Chưng cất loại nước đường từ cây mía tạo ra ethanol sinh học, có thể cung cấp nhiên liệu cho xe. Không những thế, bã mía còn được đem đốt để sản xuất điện sinh học.
Brazil là nước xuất khẩu mía nhiều nhất thế giới. Tại quốc gia này, sản xuất xăng dầu yêu cầu chứa ít nhất 22% lượng ethanol sinh học, hướng tới nước này còn khuyến khích sử dụng điện sinh học nhiều hơn.
Theo Hiệp hội Công nghiệp mía đường Brazil (UNICA), Brazil sản xuất trên 487 triệu tấn mía trong thời kỳ thu hoạch năm 2007 - 2008 trên diện tích mía 7,8 triệu ha - chiếm khoảng 2% đất canh tác có sẵn của cả nước.
2. Cây cọ dầu
Dầu cọ được chiết xuất chủ yếu từ trái của cây cọ dầu - loại cây được trồng phổ biến ở Đông Nam Á, Nam Mỹ và châu Phi. Trái cọ dầu có đa công dụng làm thực phẩm, thức ăn trong chăn nuôi, chế biến xà phòng và nhiên liệu sinh học.
Hiện nay, ước tính có 47 triệu tấn dầu cọ được sản xuất hằng năm, trong đó Malaysia và Indonesia chiếm đến 85% sản lượng dầu cọ toàn cầu. Năm ngoái, Malaysia có hơn 5 triệu ha trồng cọ dầu và sản xuất 18,9 triệu tấn dầu cọ thô.
Thật không may, các nhà hoạt động môi trường đang tranh cãi và lo ngại việc Malaysia đốn hạ những khu rừng mưa để mở rộng diện tích trồng cọ dầu và điều này gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho loài đười ươi hiện có nguy cơ tuyệt chủng.
3. Cây cải dầu
Trong năm 2006 có 47 triệu tấn dầu cải - chiết xuất từ cây cải dầu - được sản xuất trên toàn thế giới. Trong đó Liên minh châu Âu (EU) sản xuất hơn 1/3 lượng dầu trên, còn các nước Trung Quốc, Canada và Ấn Độ đứng đầu sản xuất loại dầu này.
Dầu cải được sử dụng trong thức ăn dành cho động vật và ngày nay còn dành cho con người. Loại dầu này còn đang được cải tiến chuyển đổi thành thành dầu diesel sinh học có thể được sử dụng trong hầu hết các loại động cơ diesel.
Tuy nhiên, các nhà khoa học lo ngại việc sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ tạo ra hàm lượng nitơ oxit cao - một loại khí nhà kính mạnh gấp 300 lần CO2. Xét một cách tổng quát, so với nhiên liệu hóa thạch, chúng tạo ra thêm 70% các loại khí nhà kính.
4. Gỗ
Ở châu Âu có một số nhà máy điện sinh khối gỗ sử dụng nguồn nhiên liệu từ gỗ, chẳng hạn tại thị trấn Lockerbie, tây nam Scotland. Nhà máy điện này sử dụng 450.000 tấn gỗ/1 năm và có thể tạo ra 44 MV - đủ để cung cấp năng lượng cho khoảng 70.000 ngôi nhà.
5. Cây đậu nành
Tại Mỹ, có đến 4 tỷ lít dầu diesel sinh học được sản suất trong năm 2011, gấp 3 lần so với năm 2010. Trong đó, có đến 90% tất cả các loại dầu thực vật được sản xuất từ đậu nành.
Hạt đậu nành có thể được dùng làm nguồn thức ăn cho động vật và chế biến nước uống cho con người. Ngoài ra, dầu đậu nành còn được tận dụng để phát triển ngành công nghiệp sơn và mực in.
Là loại cây trồng giàu chất đạm, đậu này thường được trồng theo vụ mùa luân phiên nhau với ngô, cũng được ưa chuộng để sản xuất ethanol sinh học.
6. Tảo
Tuy không phải là nguồn nhiên liệu sinh học được sản xuất mang tính thương mại, nhưng tảo hiện đang được triển khai trong dự án OMEGA của NASA với phương pháp chính là thu giữ carbon và sản xuất nhiên liệu sinh học.
Loài tảo xanh đơn bào Chlorella vulgaris phát triển tốt trong nước thải và đang được ngành nuôi trồng thủy sản quan tâm nghiên cứu. NASA tuyên bố lợi thế chính của tảo so với các cây trồng sản xuất nhiên liệu sinh học khác là không cần đất và phân bón.
Thúy Hoa -Theo PetroTimes