Ngành Giao thông tích cực bảo vệ môi trường

Thứ hai, 25/02/2013 07:38
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Hiện nay, tại Việt Nam, phát thải khí ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải (GTVT) là nguồn lây nhiễm không khí lớn nhất ở đô thị, chủ yếu gây ra ô nhiễm các loại khí độc hại như CO, Nox, hơi xăng dầu, bụi chì, benzen và bụi PM2,5.
Hiện nay, tại Việt Nam, phát thải khí ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải (GTVT) là nguồn lây nhiễm không khí lớn nhất ở đô thị, chủ yếu gây ra ô nhiễm các loại khí độc hại như CO, Nox, hơi xăng dầu, bụi chì, benzen và bụi PM2,5.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí tại các đô thị Việt Nam do hoạt động đô thị gây ra chiếm 70%. Xét các nguồn thải gây ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc, ước tính cho thấy hoạt động giao thông đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng khí VOCs. Cũng theo nhiều chuyên gia y tế, khí VOCs (volatile organic compounds = VOCs) là những độc tố gây hại cho hệ thần kinh trung ương và ngoại vi: các tác hại trên thần kinh trung ương gồm giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, giảm khả năng phối hợp các động tác giữa mắt và tay, giữa mắt và chân, khả năng giữ thăng bằng. VOCs có thể gây hư hại thận gây những vấn đề về miễn nhiễm kể cả gia tăng tỷ lệ ung thư. Ngoài ra, VOCs cũng liên hệ đến các hư hại về máu huyết, gây tăng các tỷ lệ tử vong vì bệnh tim-mạch. Tỷ lệ VOCs trong không khí làm gia tăng các trường hợp suyễn và sưng phổi kinh niên, nhất là ở trẻ em.
Trước thực trạng trên, công tác bảo vệ môi trường của ngành GTVT đang được hoàn thiện hơn theo phương châm lấy phòng ngừa hạn chế là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo vệ thiên nhiên; sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhiên liệu xăng, diesel... Tiêu biểu như thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải phương tiện giao thông đường bộ theo các quy định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện bản đồ tiếng ồn đối với 50% cảng hàng không, sân bay; đề xuất phương án giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn trong hoạt động hàng không; tăng cường trang thiết bị thu gom, xử lý chất thải do hoạt động giao thông vận tải... Theo đó, đến năm 2015 ngành giao thông vận tải phải phấn đấu đạt mục tiêu 25% số toa xe khách đường sắt được đóng mới, 80% bến xe khách loại 1 được trang bị công cụ, thiết bị và tổ chức thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt; 30% cảng biển quốc tế có trang bị phương tiện thu gom, xử lý rác và nước thải...
Nhằm tiếp tục thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề nghị các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ sớm xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2014.
Theo đó, để đảm bảo tiến độ, chất lượng công tác xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2014, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị khẩn trương đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ môi trường năm 2012, bao gồm các nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó tập trung phân tích các mặt thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Các nhiệm vụ chuyên môn bao gồm: Đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trong phạm vi quản lý; rà soát, xây dựng các quy trình kỹ thuật bảo vệ môi trường; giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải; tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong hoạt động GTVT.
Nguồn: TTXVN

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)