Thực hiện chương trình hành động chung của Bộ GTVT về công tác môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, trong những năm qua, ngành đường sắt đã đạt được những kết quả nhất định trong việc cải thiện, tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp tại các nhà ga, trên các đoàn tàu, tại các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng như trên các công trường duy tu, cải tạo, xây dựng đường sắt.
Thực hiện chương trình hành động chung của Bộ GTVT về công tác môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, trong những năm qua, ngành đường sắt đã đạt được những kết quả nhất định trong việc cải thiện, tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp tại các nhà ga, trên các đoàn tàu, tại các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng như trên các công trường duy tu, cải tạo, xây dựng đường sắt.
Với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đường sắt, kể từ khi được thành lập, và đặc biệt trong giai đoạn 2008-2012, Cục Đường sắt Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty Đường sắt Việt nam thông qua việc áp dụng các nội quy, quy chế về bảo vệ môi trường; ứng dụng khoa học, công nghệ để xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, hành khách đi tàu và nhân dân địa phương có đường sắt đi qua để phấn đấu tạo ra môi trường trong lành, thân thiện trong các hoạt động duy tu, bảo dưỡng, xây dựng và khai thác vận tải đường sắt.
Với lợi thế của phương tiện vận tải ĐS vận chuyển đường dài, khối lượng lớn, diện tích chiếm đất ít, đặc biệt là do hiệu suất phát thải khí cacbon thấp so với các loại phương tiện khác, những năm gần đây, trong chiến lược và các quy hoạch phát triển ngành GTVT nói chung và chiến lược, quy hoạch phát triển ĐS nói riêng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, vận tải ĐS luôn được quan tâm, đề cập đến như là một phương tiện vận chuyển quan trọng có tính bền vững, thân thiện với môi trường. Từ năm 2008, ngành ĐS đã triển khai đề án bảo vệ môi trường đường sắt và có lộ trình cụ thể đến năm 2020. Theo đó, các đơn vị trong Ngành đã từng bước thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001 về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước. Hiện đã có 10% toa xe được lắp đặt thiết bị vệ sinh tự hoại, 90% toa xe kiểm soát được công tác vệ sinh tại các nhà ga. Nhiều đầu máy mới đã thay thế cho đầu máy cũ tiêu hao tốn nhiên liệu và thải ra nhiều khí độc
Để kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm môi trường của các phương tiện giao thông đường sắt, Cục ĐSVN đã phối hợp với Tổng ty ĐSVN tập trung phân tích các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp giảm thiểu các tác nhân ô nhiễm môi trường, quan tâm và chỉ đạo các đơn vị từng bước thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường... Trong đó chú trọng việc áp dụng một số tiêu chuẩn về đánh giá môi trường vào các hoạt động của ngành về tiếng ồn, khí thải được sử dụng trong thiết kế đầu máy, toa xe; Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư; Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; Mức cho phép tiếng ồn tại khu vực lao động; Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí; Giới hạn cho phép các chất hữu cơ vào không khí; Tiêu chuẩn các chất ô nhiễm không khí tại nơi sản xuất... Thời gian tới Cục ĐSVN sẽ tiếp tục đăng ký kế hoạch hoàn thiện các tiêu chuẩn về môi trường để từng bước áp dụng.
MT