Việc sử dụng tảo bẹ (Laminaria digitata) có thể cung cấp nhiên liệu thay thế cho các nhiên liệu sinh học sản xuất từ các thực vật trên cạn; tuy nhiên mức độ phù hợp của thành phần hóa học có trong tảo bẹ lại thay đổi theo mùa. Thu hoạch tảo bẹ vào tháng 7 khi nồng độ hydrat cacbon đạt mức cao nhất sẽ đảm bảo cung cấp lượng đường tốt nhất cho sản xuất nhiên liệu sinh học.
Cỏ biến sẽ trở thành nhiên liệu sinh học khả thi trong tương lai đặc biệt nếu được thu hoạch vào mùa Hè
Việc sử dụng tảo bẹ (Laminaria digitata) có thể cung cấp nhiên liệu thay thế cho các nhiên liệu sinh học sản xuất từ các thực vật trên cạn; tuy nhiên mức độ phù hợp của thành phần hóa học có trong tảo bẹ lại thay đổi theo mùa. Thu hoạch tảo bẹ vào tháng 7 khi nồng độ hydrat cacbon đạt mức cao nhất sẽ đảm bảo cung cấp lượng đường tốt nhất cho sản xuất nhiên liệu sinh học.
GS Jessica Adams, nhà nghiên cứu đầu ngành tại Đại học Aberystwyth, Anh, cho rằng hydrat cacbon được lưu giữ và đường có thể hòa tan sẽ chuyển đổi thành etanol trong quá trình lên men do vậy họ cần có nhiều đường nhất ở mức có thể. Các kim loại có thể cản trở quá nhiều men nên họ muốn hàm lượng kim loại ở mức thấp.
Sau khi thu thập hàng tháng các mẫu tảo bẹ từ bờ biển của xứ Wales, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích hóa học để đánh giá mức độ thay đổi theo mùa. Theo đó, tháng 7 là tháng tốt nhất để thu hoạch nhiên liệu sinh học vì khi đó tảo bẹ chứa tỷ lệ hydrat cacbon cao nhất và hàm lượng kim loại thấp nhất.
Tảo bẹ có thể được chuyển đổi thành nhiên liệu sinh học theo nhiều cách khác nhau bao gồm lên men hoặc tiêu hủy yếm khí sản sinh ra etanol và metan hoặc nhiệt phân (phương pháp đốt nóng nhiên liệu không cần tới oxy) để sản xuất dầu sinh học. Thành phần hóa học của cỏ biển là quan trọng với cả 2 qui trình này.
Nghiên cứu về nhiên liệu sinh học tập trung vào thực vật trên cạn, tuy nhiên thực vật trên cạn lại có mặt hạn chế vì sự xung đột giữa sử dụng đất để trồng lương thực hay làm nhiên liệu. Các hệ sinh thái biển là tài nguyên chưa được khai thác chiếm hơn 50% sinh khối toàn cầu và bản thân cỏ biển có khả năng tạo ra lượng sinh khối trên mỗi m2 nhiều hơn so với trồng các thực vật trên cạn như cây mía.
Theo GS Adams, nhiên liệu sinh học cung cấp những gì mà các nhiên liệu tái tạo khác như năng lượng gió không thể làm được, đó là một nguồn năng lượng có thể được lưu giữ mà chúng ta có thể sử dụng khi gió ngừng thổi. Nghiên cứu trong tương lai sẽ nâng cao mức độ khả thi của quá trình này bằng cách xác định và khai thác các chất có giá trị cao như chất nhuộm màu và fenola trước khi phần còn lại được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học.
Theo VNEEP, eurekalert.org