Vấn đề “bảo vệ an ninh mạng” hiện nay đang là một chủ đề nóng bởi con số trang tại Việt Nam đang bị tấn công tăng lên đáng kể. Theo thống kê của Trung tâm ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT), các trang web tại Việt Nam hứng chịu gần 7.700 cuộc tấn công mạng. Trong đó có tới một nửa trường hợp bị cài mã độc. Gần 3.000 trang bị tấn công thay đổi giao diện, còn lại là tấn công theo kiểu lừa đảo.
Làm thế nào để “bảo vệ an ninh mạng” ?
Với tình hình hiện nay, thậm chí với những máy tính hiện đại bậc nhất cũng khó có thể tránh khỏi sự tấn công của các phầm mềm tống tiền trên. Bởi không có nhiều người thông thạo về lĩnh vực này. Do đó, việc phổ biến thông tin và giáo dục mọi người về mối nguy hiểm nay là việc làm cần thiết nhất để đối phó với vấn nạn này:
+ Mọi người không nên nhấn vào các đường link hoặc email lạ.
+ Luôn sao lưu dữ liệu để phòng trường hợp bị tấn công tống tiền.
Ngoài ra, vấn đề hacker sẽ tìm cách đột nhập vào mã nguồn và cơ sở dữ liệu của trang web cũng là một vấn đề khá phổ biến. Tuy nhiên nó không thuộc trường hợp nghiêm trọng. Và cách thức giải quyết đơn giản nhất đó là các nhà lập trình biết được điểm yếu trong những website mình tạo ra. Từ đó có thể rút kinh nghiệm và tránh được.
Đề xuất giải pháp
Giải pháp được đưa ra bởi các chuyên gia Internet đề xuất để đối phó với tình trạng này đó là:
+ Các nhà cung cấp tên miền và máy chủ cho các website cần nâng cấp hạ tầng an ninh mạng thường xuyên.
+ Nâng cao kiến thức bảo mật mạng và hiện trường cho các sinh viên tham gia vào những công việc đòi hỏi chuyên môn cao trong lĩnh vực an ninh mạng tại Việt Nam. Bằng việc cung cấp thêm các môn học có nội dung: bảo mật mạng lưới, bảo mật hệ thống thông tin và truyền thông, bảo mật doanh số và quản trị rủi ro, kết toán pháp lý.
Có thể thấy rắng, vấn đề an ninh mạng là vấn đề chung của toàn cầu chứ không chỉ riêng tại Việt Nam. Nó có ảnh hưởng đến từng cá nhân, tổ chức và chính phủ. Nếu như không làm tốt công tác bảo mật thì vấn đề các trang web bị tấn công sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.