Việc cho phép sẽ sử dụng hay mở rộng nguồn cung sẽ làm tăng thêm sự lựa chọn sản phẩm sẽ làm gia tăng tỷ lệ sử dụng thuốc lá. Đặc biệt việc cho phép sử dụng thuốc lá mới sẽ làm gia tăng tình trạng sử dụng ma tuý, rất khó kiểm soát, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trật tự an toàn xã hội.
Cần có các giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ để đạt mục tiêu
giảm tỷ lệ người hút thuốc lá
Theo Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) Phan Thị Hải, để đạt mục tiêu về giảm tỷ lệ người hút thuốc lá xuống 36% vào năm 2030 thì cần có những chính sách mạnh mẽ, đồng bộ. Đó là: tăng thuế; in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá; thực thi nghiêm quy định cấm hút thuốc; cấm quảng cáo, tiếp thị sản phẩm thuốc lá; tăng cường tuyên truyền giáo dục sức khỏe, nâng cao ý thức cho mọi người về việc thực hiện nghiêm các quy định cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng và trong gia đình.
Trong đó, tăng thuế và giá thuốc lá là biện pháp hiệu quả, đóng góp 50-60% hiệu quả trong việc giảm hút thuốc, do đó tăng thuế thuốc lá được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu để giúp các quốc gia giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá.
Đáng chú ý, Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, các nguyên tắc của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá mà Việt Nam là thành viên đều thể hiện quan điểm nhất quán chính sách của Nhà nước ta là từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.
PV