Ngày 08/10, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã ký xác thực văn bản hợp nhất số 16/VBHN-BGTVT " Ban hành quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa".
Ngày 08/10, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã ký xác thực văn bản hợp nhất số 16/VBHN-BGTVT " Ban hành quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa".
Theo định nghĩa, phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.
Theo đó, đây là sự hợp nhất các quy định nội dung, nguyên tắc, thủ tục đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa và tổ chức việc thực hiện đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa đã được quy đinh tại Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005, Thông tư số 34/2011/TT-BGTVT ngày 26 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2004 và Tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 2687/2000/QĐ-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kê từ ngày 10 tháng 6 năm 2011.
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến sử dụng phương tiện thủy nội địa phải thực hiện đăng kiểm theo quy định này, trừ các loại phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá; Phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; Phương tiện thủy nội địa có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người; Bè.
DT