Khám và quản lý sức khỏe lái xe tại doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô - Giải pháp quan trọng bảo đảm TT ATGT đường bộ

Thứ sáu, 06/06/2014 11:22
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Nghiên cứu từ các cơ sở khoa học và thực tiễn cho thấy người lái xe nếu đáp ứng được các quy định về sức khỏe, có trạng thái thần kinh tốt (không bị rối loạn tâm thần kinh do sử dụng ma túy) sẽ là một giải pháp rất quan trọng thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Nghiên cứu từ các cơ sở khoa học và thực tiễn cho thấy người lái xe nếu đáp ứng được các quy định về sức khỏe, có trạng thái thần kinh tốt (không bị rối loạn tâm thần kinh do sử dụng ma túy) sẽ là một giải pháp rất quan trọng thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Ở nước ta, khám và quản lý sức khỏe lái xe tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là yêu cầu có tính pháp lý. Các cơ sở y tế tham gia khám sức khỏe cho lái xe phải đảm bảo các quy định của Bộ Y tế về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chất lượng chuyên môn và tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đối với lái xe cơ giới đường bộ.

Trong các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe lái xe, người thầy thuốc và xã hội quan tâm đặc biệt đến tình trạng thị lực, thính lực của lái xe; khả năng nhận biết màu sắc (thông qua đánh giá rối loạn sắc giác) vì trong thực tế có khá nhiều người không xác định được chính xác các màu như nhầm lẫn giữa màu xanh với màu đỏ và trạng thái tâm thần kinh của người lái xe.

Ngày 05/3/2014, tại Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo TT ATGT hai tháng đầu năm 2014 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm tháng 3, Quý II năm 2014, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo các Sở Y tế phối hợp với Sở GTVT các địa phương tiến hành kiểm tra đồng loạt lái xe trên cả nước nhằm phát hiện việc sử dụng ma túy, chất kích thích.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, nhằm làm tốt công tác đảm bảo TT ATGT thông qua việc bảo vệ sức khỏe người lái xe, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Công văn số 2049/BGTVT-VT ngày 28/02/2014 và Công văn số 6174/BGTVT-YT ngày 28/5/2014 chỉ đạo các Sở GTVT, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Y tế GTVT và cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tăng cường công tác khám sức khỏe, quản lý sức khỏe đối với lái xe kinh doanh vận tải bằng ô tô.

Tính đến ngày 04/6/2014 có 59 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Y tế Giao thông vận tải báo cáo kết quả (04 tỉnh chưa có báo cáo là Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc). Kết quả có 133.785 lái xe được khám, 1.521 lái xe không đảm bảo sức khỏe, trong đó đã phát hiện 477 lái xe có sử dụng ma túy.

Qua phân tích kết quả khám sức khỏe lái xe cho thấy một số vấn đề cần lưu ý, quan tâm.

Cụ thể, tất cả các tỉnh, thành phố đều không có báo cáo về tình trạng rối loạn sắc giác của lái xe. Riêng Cục Y tế GTVT báo cáo trong tổng số 6.953 người được khám, đã phát hiện tới 95 lái xe bị rối loạn sắc giác; Tại 40 tỉnh, thành phố có báo cáo cụ thể về số lái xe đã khám, số lái xe không đủ sức khỏe, số lái xe có sử dụng ma túy; 19 tỉnh có báo cáo kết quả về số lượng lái xe được khám, nhưng tất cả đều đủ sức khỏe để lái xe, không có lái xe sử dụng ma túy, cụ thể: An Giang (1.448 người), Bắc Kạn (109 người), Bình Định (945 người), Bình Phước (467 người), Cần Thơ (865 người), Đắk Lắk (1.098 người), Đồng Tháp (674 người), Hà Nam (562 người), Hòa Bình (414 người), Kon Tum (249 người), Lai Châu (130 người), Lâm Đồng (1318 người), Long An (843 người), Ninh Thuận (438 người), Phú Yên (436 người), Quảng Nam (798 người), Quảng Ngãi (953 người), Quảng Trị 505 người), Sơn La (799 người), Tây Ninh 744( người).

Để đánh giá một cách khách quan, chặt chẽ, đồng bộ về sức khỏe lái xe, Cục Y tế đã kiến nghị và được Bộ GTVT chấp thuận cho thành lập đoàn công tác gồm các thành viên của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Y tế, Thanh tra Bộ và Vụ Vận tải đến làm việc với các Sở GTVT và các đơn vị kinh doanh vận tải về hình thức tổ chức khám sức khỏe cho lái xe, quy định của Bộ Y tế về khám sức khỏe cho lái xe, công tác giám khi kiểm tra lái xe sử dụng ma túy và việc quản lý hồ sơ sức khỏe, cũng như bố trí, sử dụng lao động đối với lái xe không đủ sức khỏe để rút ra bài học kinh nghiệm và tham mưu cho công tác chỉ đạo của Bộ GTVT về công tác đảm bảo TT ATGT đường bộ cũng như bảo vệ sức khỏe cho người lái xe.

Thiết nghĩ, việc làm tốt công tác khám sức khỏe, quản lý sức khỏe của người lái xe kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ góp phần tích cực vào mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông cả trong ngắn hạn và dài hạn.

V.V.Tr


Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)