Tăng cường thực hiện công tác an vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành Giao thông vận tải

Thứ tư, 31/12/2014 00:01
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngày 30/12, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ký ban hành Chỉ thị số 32/CY-BGTVT về việc tăng cường thực hiện công tác an vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành Giao thông vận tải.

Trong thời gian qua, Bộ GTVT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) như: Chương trình hành động số 37/BSCĐ-BGTVT ngày 05/3/2014 của Ban Cán sự đảng Bộ GTVT về việc thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”; Kế hoạch liên tịch số 2476/BGTVT-CĐGTVTVN ngày 11/3/2014 giữa Bộ GTVT và Công đoàn GTVT Việt Nam (GTVTVN) triển khai Chương trình hành động của Ban Cán sự đảng, trong đó đề ra mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ, tổ chức thực hiện cụ thể cho thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Ngành GTVT và nhiều văn bản chỉ đạo trực tiếp trong công tác này…

Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Ngành GTVT đã quan tâm, chú trọng việc đầu tư kinh phí, bố trí cán bộ làm công tác ATVSLĐ-PCCN...Vì vậy, công tác ATVSLĐ-PCCN của Bộ GTVT có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức của người sử dụng lao động, người lao động ngày càng được nâng cao; điều kiện, môi trường làm việc của người lao động được quan tâm, cải thiện hơn; số vụ tai nạn lao động, đặc biệt là tai nạn lao động chết người đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, trong công tác này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như vẫn để xảy ra tai nạn lao động nặng, chết người, tai nạn cho người tham gia giao thông… Nguyên nhân chính dẫn tới các vụ tai nạn lao động chủ yếu vẫn là do người sử dụng lao động chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước và của Bộ GTVT về công tác bảo đảm an toàn lao động, có đơn vị chưa xây dựng đầy đủ quy trình, biện pháp làm việc an toàn; công tác huấn luyện, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chưa đảm bảo. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp, cơ sở vi phạm hiện còn nhiều hạn chế. Mặt khác, một bộ phận người lao động chưa có ý thức cao trong việc tuân thủ nội quy, quy trình, quy phạm lao động.

Hiện nay, Bộ GTVT đang xây dựng nhiều công trình giao thông trọng điểm, có quy mô lớn, phức tạp trên khắp mọi miền đất nước như: Các dự án mở rộng Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, các dự án đường cao tốc, dự án sân bay, bến cảng, dự án giao thông nông thôn và miền núi... Vì vậy, công tác đảm bảo ATVSLĐ-PCCN là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp, các ngành, doanh nghiệp và mỗi người lao động, nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Để thực hiện tốt công tác này, Bộ GTVT đã yêu cầu cụ thể đối với các cấp uỷ đảng, tổ chức công đoàn, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động trong Ngành GTVT đặc biệt quan tâm và tập trung, nghiêm túc thực hiện tốt các nội dung về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và công tác phòng cháy chữa cháy đạt kết quả cao nhất.

Toàn văn Chỉ thị xem tại đây.

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)