Bộ GTVT và Công đoàn GTVT Việt Nam vừa ra Chỉ thị liên tịch số 09/CTLT-BGTVT-CĐGTVTVN về việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ GTVT và Hội nghị người lao động tại các doanh nghiệp trong ngành GTVT.
Công nhân bốc xếp hàng từ tàu biển lên xe tải tại Cảng Hải Phòng
Chỉ thị nêu rõ, thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30 CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong những năm vừa qua, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động chuyên môn, công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác trong việc quán triệt, tuyên truyền và phổ biến nội dung các văn bản về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giúp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Qua việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Hội nghị người lao động, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thực hiện hiệu quả quyền dân chủ, tham gia đóng góp ý kiến về các giải pháp thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bảo đảm quyền dân chủ của người lao động trong quản lý và thực hiện được các chế độ, chính sách đối với người lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số thủ trưởng của cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp chưa nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nên việc tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện còn mang tính hình thức; một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, Hội nghị người lao dộng chưa đủ thời gian quy định; chưa ban hành đầy đủ hoặc chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp cho phù họp với thav đổi của pháp luật, yêu cầu nhiệm vụ và mô hình tổ chức mới, còn mang tính hình thức, vì vậy, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở còn hạn chế.
Để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại và tổ chức có hiệu quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Bộ GTVT và Ban Thường vụ Công đoàn GTVT Việt Nam yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và Ban Thường vụ (Ban Chấp hành) công đoàn các cấp trong ngành GTVT tiếp tục phối hợp thực hiện tổ chức Hội nghị cán bộ công chức tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp theo đúng quy định; Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Công đoàn đồng cấp chuẩn bị tốt kể hoạch, nội dung tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức theo đúng quy định. Đặc biệt, cần tập trung đi sâu vào nội dung việc cải cách thủ tục hành chính, vận hành theo cơ chế một cửa; thực hiện tốt các quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn; hoàn thiện các quy chế nội bộ, cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức, phát huy tính chủ động sáng tạo, góp phần xây dựng cơ quan vững mạnh; thực hành tiêt kiệm, chống tham nhũng và lãng phí.
Thông tư cũng yêu cầu các đơn vị sự nghiệp cần bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị, kiện toàn và nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân (quy định tại Luật Thanh tra năm 2010) trong việc giám sát, tổ chức và hoạt động Hội nghị cán bộ, công chức.
Đối với các công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần, tổ chức Hội nghị người lao động theo quy định; Tổng giám đốc (Giám đốc) các doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới Quy chế tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, Quy chế tổ chức Hội nghị người lao động. Thỏa ước lao động tập thể; xây dựng và ban hành Kế hoạch chỉ đạo tổ chức Hội nghị người lao động bố trí địa điểm, thời gian, các điều kiện vật chất cần thiết và tổ chức Hội nghị người lao động, tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại đột xuất (theo yêu cầu của mỗi bên) tại doanh nghiệp.
Thông qua các hoạt động đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thực hiện hiệu quả quyền dân chủ, được biểu quyết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát, kiểm tra những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động trong Hội nghị người lao động. Các đơn vị thông qua thực hiện quyền dân chủ trực tiếp tại Hội nghị người lao động xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, góp phần hạn chế tranh chấp lao động, đình công để phát triển doanh nghiệp.
"Những kiến nghị của người lao động tại Hội nghị người lao động ở cấp nào thì cấp đó tập hợp, nghiên cứu trả lời theo thẩm quyền, công khai trước Hội nghị. Đối với những vấn đề phức tạp, có thể xin ý kiến Hội nghị để nghiên cứu trả lời sau, vào thời gian cụ thể. Những kiến nghị vượt thẩm quyền thì tập hợp, gửi về Bộ GTVT và Công đoàn GTVT Việt Nam để tổng hợp và nghiên cứu có hướng chỉ đạo giải quyết", Chỉ thị yêu cầu.
V.N