Hội thảo về Chính sách đường sắt Việt Nam – Hàn Quốc: Cải thiện tốc độ của đường sắt Việt Nam

Thứ năm, 25/05/2017 15:06
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sáng nay (25/5), tại Hà Nội, Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Hội thảo về Chính sách đường sắt Việt Nam – Hàn Quốc lần thứ nhất với chủ đề “Cải thiện tốc độ của đường sắt Việt Nam”.

Đây là một trong những hoạt động triển khai của Dự án Đối tác trao đổi kinh nghiệm phát triển lĩnh vực GTVT (Dự án DEEP) được Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua KOICA.

Chuyên gia đường sắt của Hàn Quốc đề xuất các phương án nâng tốc độ chạy tàu
của Việt Nam trên cơ sở năng lực hạ tầng đường sắt hiện hữu

Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực đường sắt của Việt Nam và Hàn Quốc đã trao đổi thông tin về Quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc – Nam, trong đó đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, toa xe đường sắt chạy thương mại, tình hình vận hành tàu khách và tàu hàng; quy hoạch phát triển, hiện đại hóa ĐSVN, đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cấp tuyến hiện hữu để nâng cao tốc độ chạy tàu, nâng cao năng lực thông qua và năng lực vận tải, nâng cấp đầu tư phương tiện đầu máy, nghiên cứu xã hội hóa đầu tư, nâng cấp năng lực quản lý, tổ chức khai thác, đầu tư các tuyến kết nối nhằm nâng cao thị phần vận tải cho ĐSVN. Chuyên gia Hàn Quốc đã chia sẻ mô hình tăng tốc độ chạy tàu của Hàn Quốc, từ đó đưa ra các phương án để nâng cao tốc độ chạy tàu tại Việt Nam.

Đại diện Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT (TRICC.JSC) cho biết, tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện có với tổng chiều dài 1.726km, đi qua 21 tỉnh, thành phố. Theo quy hoạch, đến năm 2020, tốc độ khai thác sẽ được nâng lên, cụ thể tàu khách đạt tốc độ bình quân 80-90 km/h, tàu hàng đạt tốc độ bình quân 50-60 km/h. Về sản lượng, vận tải hành khách đạt 14-16 triệu HK/năm; vận tải hàng hóa đạt 5-6 triệu tấn. Năng lực thông qua đạt 25 đôi tàu/ngày đêm. Để đạt được mục tiêu này, có nhiều nội dung phải thực hiện như: nâng cao tốc độ chạy tàu, nâng cao năng lực thông qua và năng lực vận tải, đầu tư nâng cấp phương tiện đầu máy –toa xe và cơ sở chỉnh bị đầu máy – toa xe, nâng cấp năng lực quản lý, tổ chức khai thác, đầu tư các tuyến kết nối nhằm nâng cao thị phần vận tải…

Theo đánh giá của Tiến sĩ Jinki Eom (Viện nghiên cứu đường sắt Hàn Quốc), đầu tư trong lĩnh vực ĐS đòi hỏi nguồn ngân sách rất lớn. Vì vậy, các chuyên gia Hàn Quốc tư vấn sẽ xây dựng phương án để tiết kiệm nhất chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả tăng tốc độ chạy tàu của ĐS. Để có thể giảm tối thiểu ngân sách đầu tư, trong giai đoạn ngắn hạn, chúng tôi chủ yếu tập trung tư vấn trong lĩnh vực cải thiện hình thức vận hành, khai thác tuyến cũng như giao thông vận tải.thiện hình thức vận hành, khai thác tuyến cũng như giao thông vận tải.

Ông Jinki Eom cho biết, để nâng cao tốc độ chạy tàu, đường sắt Việt Nam cần giải quyết các vấn đề như: thiếu đường tránh, tính cạnh tranh thấp và nhu cầu giao thông đường sắt so với hàng không, tốc độ thấp và thời gian chờ đỗ tại ga dài. Ông Jinki Eom cũng đưa các phương án để giải quyết từng vấn đề cũng như đề xuất các chính sách, chiến lược lâu dài…

Góp ý với các tham luận, một số ý kiến cũng cho rằng, các nghiên cứu cần lưu ý một số vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới để có được kết quả tư vấn phù hợp với thực tiễn đường sắt Việt Nam như: mật độ đường ngang, đường dân sinh qua đường sắt dày đặc nên tốc độ chạy tàu càng lớn, nguy cơ xảy ra TNGT tại các vị trí này càng cao; nâng cao năng lực vận tải; cách thức tổ chức khai thác đường sắt; lộ trình đầu tư, triển khai thực hiện…

VH
 

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)